Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã và đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử; góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trong giai đoạn hiện nay. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu: “Bộ phận một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.”
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 107/2021/NĐ-CP
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
Bộ phận một cửa là gì
Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận đồng thời là nơi trả hồ sơ đã được giải quyết của cá nhân; tổ chức và cũng là nơi kiểm tra; chuyển hồ sơ tới các cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn khác.
Bộ phận một cửa và cơ chế một cửa là tên gọi chung của bộ phận tiếp nhận; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh. Bộ phận này sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận; giải quyết hay chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Thủ tục hành chính là gì
Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định :” Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”
Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước; tiến hành các thủ tục hành chính. Bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nhiệm vụ của bộ phận một cửa
- Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử; bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận bằng phương tiện điện tử;
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát; đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;”.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ
- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan.
- Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của Bộ phận một cửa
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;
- Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan;
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ; thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất; cơ sở hạ tầng thông tin và phần mềm ứng dụng của cổng dịch vụ công.
- Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X; về vấn đề “Bộ phận một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1) Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;
2) Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
3) Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau;
4) Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.
Thủ tục hành chính có 3 loại gồm:
– Thủ tục hành chính nội bộ
– Thủ tục hành liên hệ
– Văn thư hành chính.
– Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền.
– Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản