Xin chào Luật sư, hiện nay em 14 tuổi, bố mẹ em thường xuyên tiến hành kiểm tra điện thoại của em; ngoài ra còn vào các tài khoản xã hội khác xem các thông tin; với lý do em chưa thành niên. Mặc dù đã góp ý với bố mẹ nhiều lần những tình trạng này vẫn diễn ra. Điều đó làm em không thoải mái. Như vậy bố mẹ em có đang xâm phạm quyền riêng tư của em không thưa Luật sư? Em mong luật sư tư vấn.
Mong muốn có sự riêng tư là điều hoàn toàn tự nhiên khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vì trẻ chưa đủ chín chắn, trải nghiệm, chưa đủ khả năng ứng phó với các tình huống xấu. Do vậy, tuy cho trẻ không gian riêng nhưng bạn cũng cần biết quan sát con hợp lý. Cách tốt nhất để bố mẹ vừa tôn trọng cuộc sống riêng tư của con vừa theo dõi các sinh hoạt của con là tạo ra sự tin tưởng giữa bố mẹ và con cái. Để có những hiểu biết rõ hơn về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Thực trạng bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con
Trước tiên chúng ta cần thấy rằng: Càng lớn trẻ lại càng cần nhiều không gian riêng tư hơn. Điều này là do trẻ đang phải đối mặt với những thay đổi lớn cả về cảm xúc và suy nghĩ. Ngoài ra, thể chất, tư duy và các kỹ năng xã hội của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi. Để có thể trưởng thành, trẻ cần phải học cách giải quyết những khó khăn này với sự độc lập và trách nhiệm.
Trẻ muốn có thêm không gian riêng chưa chắc là vì trẻ có điều gì muốn giấu bạn. Bí mật thường đi cùng với sự phát triển tính độc lập. Đó là một điều hoàn toàn tự nhiên khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, nếu trẻ luôn tỏ ra thần bí thì có thể có điều gì đó khác thường. Nếu trẻ luôn ở trong phòng, không muốn nói chuyện với ai hoặc trở nên lãnh đạm với mọi người ngay cả khi bạn đã tìm mọi cách để nói chuyện với trẻ thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị trầm cảm, lo lắng hoặc trẻ đang sử dụng thuốc, rượu, ma túy hoặc các vấn đề khác hoặc cũng có thể là do trẻ đang dành quá nhiều thời gian để lên mạng hoặc chơi trò chơi điện tử.
Thanh thiếu niên vẫn chưa sẵn sàng để trở thành người lớn. Bộ não của trẻ vẫn đang phát triển. Điều này có nghĩa là đôi khi trẻ sẽ đưa ra những quyết định quá nhanh chóng và không phải lúc nào cũng nghĩ đến hậu quả của hành vi đó.
Khái niệm về quyền riêng tư của con
Quyền riêng tư của trẻ em là quyền không phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.
Quyền riêng tư được pháp luật quy định như thế nào?
“Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không?”
Quyền riêng tư được nhắc nhiều trong thời kì phương tiện điện tử và mạng xã hội phát triển như hiện nay. Quyền riêng tư bao gồm các bí mật cá nhân; đời sống riêng tư;…dễ có nguy cơ bị phát tán. Theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định về quyền riêng tư:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.“
Hay tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia định. Mặc dù trên thực tế chưa có một đạo luật cụ thể về quyền riêng tư; nhưng lại có các đạo luật khác trực tiếp; gián tiếp quy định vệ quyền riêng tư. Do đó, nếu một người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Như vậy, Xâm phạm quyền riêng tư của con nhận được sự quan tâm của mọi người.
Quyền riêng tư của trẻ em được bảo vệ
Quyền riêng tư của trẻ được bảo vệ theo Điều 21 Luật trẻ em năm 2016
“1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”
Trên thực tế việc xâm phạm quyền riêng tư của con cái rất khó để giải quyết, bởi vì rất ít trường hợp con cái lại tố cáo bố mẹ về hành vi này. Và trên thực tế thì những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con lại được bố mẹ thực hiện kiểm soát khi các em còn nhỏ.
Các hành vi xâm phạm quyền riêng tư phổ biến
- Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
- Đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
- Công bố quyền riêng tư của người khác
- Tự ý xem thư tín, điện thoại, điện tín
Hành vi xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý như thế nào?
Hành vi bố mẹ xâm phạm quyền riêng của con; còn có thể dẫn đến việc bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật; an toàn thư tín; điện thoại, … gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành. Những hậu quả khác do thư tín; điện thoại; điện tín bị lộ; bị chiếm đoạt; bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng; của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.
Tại điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019 quy định; về mức phạt tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác; được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin; nội dung của thư tín, điện báo;; telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự; uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Gõ cửa trước khi vào phòng
Hỏi trẻ trước khi “đụng” vào cặp sách đi học của trẻ
Hỏi trẻ xem con có muốn bạn ở cùng khi đi khám bác sĩ hay không.
Bạn cũng có thể thảo luận với con về vấn đề riêng tư, thiết lập một số quy tắc và đặt ra một số ranh giới giữa bạn và trẻ. Những điều này có thể thay đổi khi trẻ lớn lên.
Theo dõi trẻ là một điều mà bạn nên làm. Trẻ vị thành niên nếu có được sự giám sát hợp lý của bố mẹ thì trẻ:
Ít có các hành vi chống đối xã hội, ví dụ như ăn cắp hoặc bạo lực
Ít dính dáng đến rượu hoặc ma túy
Biết cách quan hệ tình dục an toàn
Ít bị trầm cảm hơn
Tự tin hơn
Có kết quả học tập tốt và ít có những rắc rối liên quan đến việc học.
Theo Luật mới quy định, nếu đăng tải hình ảnh trẻ em trên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của trẻ thì sẽ là phạm pháp.
Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 được tâm bởi có nhiều quy định mới.
Trong đó, đặc biệt là các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm mà đôi khi vì thiếu hiểu biết, nhiều bậc phụ huynh đã có hành vi trái pháp luật.
Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính lên đến 50.000.000đ; nặng hơn có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.