Chào Luật sư. Hiện tại tôi muốn Luật sư giải thích cho tôi về việc bố mẹ ruột đánh con có phải chịu trách nhiệm hình sự không. Bởi tôi có một người cháy nay tròn 10 tuổi. Nhưng mỗi lần cháu được điểm thấp, bố mẹ cháu đều mắng cháu là đồ ngu si. Thậm chí còn ra tay đánh cháu rất đau. Có hôm còn lấy gậy đập vào chân cháu. Nhiều lần tôi có góp ý với anh chị rằng không nên đánh cháu như vậy. Tuy nhiên, bố mẹ cháu nói phải như thế nó mới nhớ. Vậy Luật sư có thể trả lời việc bố mẹ đánh con như vậy có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Căn cứ vào các thông tin Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề liên quan đến việc bố, mẹ ruột đánh con cái có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Và nếu có thì sẽ bị chịu trách nhiệm như thế nào.
Quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, tính mạng
Tại Hiến Pháp 2013 nước ta cũng quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Từ đó có thể hiểu không ai có quyền gây hại đến sức khỏe, cơ thể của người khác. Kể cả có người đó là bố, mẹ ruột cũng không có quyền này. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của bố, mẹ là hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bố, mẹ đối với con cái
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo đó bố mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con. Đồng thời chăm lo, giáo dục, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con. Và không có có quyền đánh đập, ngược đãi con. Hành vi đánh con là hành vi vi phạm pháp luật và đáng lên án.
Bố mẹ đánh con là hành vi bạo lực gia đình
Tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Theo đó bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại. Hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Ngoài ra, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 cũng quy định rõ về các hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm. Trong đó có nghiêm cấm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập. Hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng. Và việc bố mẹ có hành vi nói trên đã bạo lực về cả thể chất và tinh thần với con họ.
Với bạo lực về thể chất. Thể hiện qua việc bố mẹ có hành vi đánh đập con bằng gậy. Điều này làm tổn thương sức khỏe và đe dọa tính mạng của người con.
Đồng thời ngoài bị bạo lực về thể chất, người con cũng có thể sẽ bị bạo lực về tinh thần. Khi bố mẹ có hành vi chửi đứa bé là ngu si. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn theo hướng tiêu cực đối với một đứa nhỏ 10 tuổi.
Như vậy, hành bố mẹ đánh con khi con bị điểm kém là hành vi bạo lực gia đình. Và hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý theo như quy định của pháp luật.
Bố mẹ đánh con có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi bố mẹ đánh con 10 tuổi của mình là hành vi bị pháp luật. Tuy nhiên tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Một người sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nếu gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em, gây tổn thương về mặt tinh thần. Hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần.
Ngoài ra, Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng có quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Như vậy có thể nhận thấy. Trong trường hợp bố mẹ đánh con nhưng mức độ hành vi ở mức nhẹ. Thì bố mẹ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào tính chất, mức độ của từng hành vi đánh đập của bố mẹ đối với con. Mà bố mẹ có thể bị xử phạt với các tội khác nhau, cụ thể:
Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 217. Bố mẹ sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tùy thuộc vào mức độ thương tích gây ra.
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đới với tội tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
Hoặc bố mẹ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo như Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bố mẹ đánh con có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời cũng xác định rõ bố, mẹ của đứa trẻ 10 tuổi trên có năng lực trách nhiệm hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
Xem thêm bài viết liên quan
Cha ruột vô ý đánh chết con bị xử lý ra sao theo quy định?
Bố mẹ đánh đập con cái sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối xử tệ bạc với bố mẹ già có phạm tội không?
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích về vấn đề “Bố mẹ ruột đánh con có phải chịu trách nhiệm hình sự không?”. Đồng thời đưa ra một số định nghĩa về bạo lực gia đình. Hay các trường hợp được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại. Hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Ngoài ra, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 cũng quy định rõ về các hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm. Trong đó có nghiêm cấm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập. Hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
Tại Hiến Pháp 2013 nước ta cũng quy định. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Từ đó có thể hiểu không ai có quyền gây hại đến sức khỏe, cơ thể của người khác. Kể cả có người đó là bố, mẹ ruột cũng không có quyền này. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của bố, mẹ là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đánh con nói trên. Mà bố mẹ sẽ phải chịu chế tài xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Theo đó khi chịu trách nhiệm hình sự. Bố mẹ có thể sẽ phải chịu các tội như. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…