Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giải đáp như sau. Sau khi bố mẹ đã mất thì thủ tục chuyển nhượng đất cho con được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Bố mất làm thủ tục chuyển nhượng đất cho con như thế nào” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bố mất mẹ có được chuyển nhượng đất cho con?
Giả sử trong trường hợp mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ. Thì khi bố mất một phần thửa đất sẽ được coi là di sản của bố, phần còn lại là tài sản thuộc về mẹ. Điều này được quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia định 2014:
“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế….”
Như vậy, theo quy định trên bố mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Cụ thể là theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.
Bố mất làm thủ tục chuyển nhượng đất cho con như thế nào
Theo quy định của pháp luật, nếu bố mẹ đã mất để lại di chúc. Thì việc phân chia tài sản sẽ thực hiện theo đúng nội dung di chúc. Ngược lại, khi bố mẹ không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo các hàng thừa kế như sau:
Hàng thừa kế số 1: vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất,…
Hàng thừa kế số 2: ông/bà nội, ông/bà ngoại của người đã mất, cháu ruột, anh/chị/em ruột của người mất,…
Hàng thừa kế số 3: cụ nội/ngoại của người mất, bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người đã mất,…
Những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng tài sản thừa kế bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng nếu những người thừa kế ở hàng trước đó đã mất hoặc từ chối quyền thừa kế.
Con cái thuộc hàng thứ kế thứ nhất. Tuy nhiên thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất cho con trong mỗi trường hợp lại khác nhau.
Nếu trong hàng thừa kế đầu tiên chỉ có một người, người nhận thừa kế cần làm thủ tục khai nhận tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất có nhiều hơn một người, những người cùng hưởng thừa kế cần họp lại để thỏa thuận về việc phân chia tài sản. Kết quả thỏa thuận cần lập thành văn bản và đến văn phòng công chứng để làm thủ tục công nhận văn bản thỏa thuận. Ngoài ra, việc từ chối thừa kế cũng cần lập thành văn bản và công chứng.
Hồ sơ thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất
Nếu con cái được thừa kế tài sản từ bố mẹ đã mất, người thừa kế cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, sau đó nộp hồ sơ này đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Tuy nhiên, hồ sơ thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất có đặc điểm gì và quy trình thực hiện được diễn ra như thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất bao gồm:
Đơn đăng ký biến động đất đai.
Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đã công chứng.
Văn bản khai nhận tài sản có công chứng.
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số loại giấy tờ khác của người liên quan: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ khẩu…còn thời hạn sử dụng tại thời điểm sang tên.
Văn bản chứng minh quan hệ nhân thân giữa người được thừa kế với chủ nhân tài sản.
Nếu là đối tượng thừa kế duy nhất. Người nhận thừa kế cần chuẩn bị văn bản đề nghị được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản liên quan.
Quy trình sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ
Người thừa kế cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất. Sau đó nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các vấn đề liên quan
Sau khi nhận được hồ sơ, đơn vị tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan này sẽ thông báo cho người thừa kế nộp các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Lệ phí bao gồm: lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí địa chính, lệ phí thẩm định.
Bước 3: Thông báo kết quả cho người thừa kế
Sau khi đã hoàn thành tất cả thủ tục cần thiết và nộp lệ phí đầy đủ. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Bố mất làm thủ tục chuyển nhượng đất cho con như thế nào “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thoả thuận đặt cọc mua bán nhà đất…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?
- Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực như thế nào?
- Mức độ khuyết tật nào được hưởng trợ cấp
- Điều kiện hưởng trợ cấp người khuyết tật
Câu hỏi thường gặp
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng tử của bố;
– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ (nếu có);
– Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân thân của những người thừa kế;
– Giấy khai sinh của con được chuyển nhượng và các anh chị em.
Khi thực hiện các thủ tục trên, gia đình phải nộp các loại thuế, phí sau:
* Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác: nộp tại tổ chức công chứng công chứng hợp đồng tặng cho
* Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí khác khi làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà đất
* Thuế thu nhập cá nhân:
* Lệ phí trước bạ:
Thuế suất đối với thu nhập từ quà tặng là 10% giá trị tài sản (Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân). Tuy nhiên, khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân cũng quy định. Thu nhập được miễn thuế gồm: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.