Bộ đội là những người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và là người thực thi các nhiệm vụ, chính sách của nhà nước. Khác với những ngành nghề khác, ngành bộ đội đòi hỏi phải tuân thủ theo các chính sách được đề ra trong lực lượng. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Bộ đội có được ly hôn không? Bộ đội ly hôn có ảnh hưởng gì không? Bộ đội ly hôn cần tiến hành thủ tục gì theo quy định? Bộ đội ly hôn cần tiến hành thủ tục gì? Bài viết “Bộ đội ly hôn có ảnh hưởng gì không?” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ đội có được ly hôn không?
Theo các quy định vừa phân tích ở trên có thể thấy, chỉ cần vợ, chồng đủ điều kiện ly hôn thì công chức hay bộ đội là cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì vẫn có quyền ly hôn do pháp luật không quy định các hạn chế về các chức vụ không được ly hôn.
Tuy nhiên, trường hợp cán bộ lực lượng vũ trang ly hôn do vi phạm các nghĩa vụ đạo đức thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc các hình thức khác khi vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Có thể hiểu nếu ly hôn thì cán bộ lực lượng vũ trang không bị ảnh hưởng đến công việc, do đây là quyền của công dân. Vậy Bộ đội ly hôn có ảnh hưởng gì không?
Bộ đội ly hôn có ảnh hưởng gì không?
Ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi ly hôn, hai bên sẽ kết thúc quan hệ được pháp luật bảo vệ.
Cũng giống như kết hôn thì ly hôn được coi là một trong những quyền nhân thân cơ bản của công dân. Luật hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ đủ điều kiện kết hôn có quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng khi kết hôn thì họ khi đã là vợ chồng cũng được hưởng quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng như vậy khi ly hôn.
Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo quy định này thì vợ, chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình do cả hai đều có quyền yêu cầu ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi vợ hoặc chồng mất khả năng đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ và họ không thể nhận thức được quyền lợi của mình đang bị xâm hại, không thể yêu cầu ly hôn thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy cả hai có quyền tự do ly hôn nhưng trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì cần đảm bảo quyền và lợi ích cho người vợ và con, do đó khoảng thời gian này người chồng không được yêu cầu ly hôn.
Theo các quy định vừa phân tích ở trên có thể thấy, chỉ cần vợ, chồng đủ điều kiện ly hôn thì bộ đội hay các cán bộ khác trong lực lượng vũ trang nhân dân thì bạn vẫn có quyền ly hôn do pháp luật không quy định các hạn chế về các chức vụ không được ly hôn.
Trường hợp bộ đội do vi phạm các nghĩa vụ đạo đức thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc các hình thức khác khi vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Có thể hiểu nếu ly hôn thì bộ đội không bị ảnh hưởng đến công việc, do đây là quyền của công dân.
Bộ đội ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người muốn ly hôn sẽ tiến hành nộp hồ sơ ly hôn đến tòa án có thẩm quyền.
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:
- Đơn xin ly hôn
- Chứng minh thư bản sao có công chứng
- Sổ hộ khẩu (bản sao)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì bạn phải xin giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn đăng ký kết hôn
- Giấy tờ về tài sản (trong trường hợp có yêu cầu về chia tài sản)
- Giấy khai sinh của con (trường hợp có tranh chấp về con).
Hồ sơ xin ly hôn thuận tình gồm có:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
Bộ đội ly hôn cần tiến hành thủ tục gì?
Bước 1: Nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền
Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 33 của Bộ luật này;
– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Ngoài ra, vì chồng là bộ đội nên bạn có thể xác định nơi cư trú theo Điều 16 Luật Cư trú về nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân:
– Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ đối với vụ án ly hôn của bạn được xác định là một trong hai nơi, cụ thể:
– Trường hợp thứ nhất: Nếu chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú như nêu trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nơi chồng bạn cư trú;
– Trường hợp thứ hai: Nếu chồng bạn không có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc tòa án nơi đơn vị của chồng bạn đóng quân.
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án
Tòa án tiến hành nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà bên ly hôn tiến hành nộp, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết bằng quyết định phân công thẩm phán.
Sau khi nhận vụ án, Thẩm phán sẽ xem xét đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán được phân công xử lý vụ án sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự cho cả hai vợ chồng.
Người làm đơn yêu cầu ly hôn có nghĩa vụ nộp án phí, thời hạn nộp lệ phí này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đối với thuận tình hoặc, chuẩn bị mở phiên tòa để xử đơn phương ly hôn đối với đơn phương ly hôn.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp/phiên tòa.
Bước 4: Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn/giải quyết ly hôn.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Bộ đội ly hôn có ảnh hưởng gì không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký bảo vệ thương hiệu, xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo hộ logo công ty, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp thứ nhất: Nếu bộ đội có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú như nêu trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nơi bộ đội cư trú;
– Trường hợp thứ hai: Nếu bộ đội không có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc tòa án nơibộ đội đóng quân.
đơn phương ly hôn bao gồm các điều kiện sau:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Theo quy định, chỉ cần vợ, chồng đủ điều kiện ly hôn thì công chức hay cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì bạn vẫn có quyền ly hôn do pháp luật không quy định các hạn chế về các chức vụ không được ly hôn. Trường hợp cán bộ lực lượng vũ trang ly hôn do vi phạm các nghĩa vụ đạo đức thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc các hình thức khác khi vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Có thể hiểu nếu ly hôn thì cán bộ lực lượng vũ trang không bị ảnh hưởng đến công việc, do đây là quyền của công dân.