Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan tố tụng của Nhà nước. Viện kiêm rất đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động tố tụng, cả về tố tụng hành chính, hình sự, dân sự. Để viện kiểm sát hoạt động có hiệu quả hơn, thì việc ban hành ra các văn bản hướng dẫn là không thể thiếu. Vậy các ” biểu mẫu tố tụng hành chính của viện kiểm sát” gồm những văn bản nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi biết về các biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện Kiểm sát được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan làm chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân, thực hành quyền công tố, điều tra tội phạm trong những trường hợp do luật tố tụng hình sự quy định.
Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành một hệ thống gồm:
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; bộ máy giúp việc, Viện kiểm sát quân sự trung ương. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
– Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Uỷ ban kiểm sát, các Phòng và Văn phòng. Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.
– Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó viện trưởng, các Kiểm sát viên, các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không hợp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Các chức danh khác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên, Điều tra viên) đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
– Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
– Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
– Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
– Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
– Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện kiểm sát
Viện trưởng VKSND tối cao vừa có Quyết định số 410/QĐ-VKSTC ngày 25/11/2021 ban hành Hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính, kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.
Quyết định số 410/QĐ-VKSTC nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính, kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.
Cụ thể, hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ bao gồm: 65 biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, từ Mẫu số 01/DS đến Mẫu số 65/DS.
Dưới đây là các biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện Kiểm sát:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện kiểm sát“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; thông báo giải thể công ty; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát, chính là hoạt động được thực thi trong tố tụng hình sự nhằm mục đích thực hiện buộc tội đối với người phạm tội. Quyền công tố sẽ được áp dụng thực hiện ngay khi giải quyết các tố giác, những kiến nghị khởi tố, các thông tin báo tội phạm, và thực thi trong toàn bộ quá trình viện kiểm sát thực hiện việc khởi tố, truy tố, điều tra, xét xử các vụ án hình sự.
– Viện kiểm sát nhân dân cùng với các cơ quan tư pháp khác là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất., góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 thì VKSND là cơ
quan tiến hành tố tụng hành chính cùng với Tòa án nhân dân. Việc giữ nguyên quy
định này là hợp lý bởi lẽ trong tố tụng hành chính, VKSND nhân danh quyền lực
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, cụ thể là kiểm sát tính
hợp pháp về các quyết định và hành vi của người tiến hành tố tụng và hành vi của
người tham gia tố tụng, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính
phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh giúp cho việc giải quyết vụ án
hành chính được đúng đắn và khách quan.
– Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng hành
chính cùng với Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên,
Thư ký Tòa án. Như vậy, Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung thêm Kiểm tra viên là
người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện sự đồng bộ, phù hợp với quy định của
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và kế thừa các quy định trước đây “Viện kiểm sát
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật