Khi xảy ra tai nạn giao thông, mọi người có trách nhiệm cứu chữa người bị tai nạn, giữ nguyên hiện trường tai nạn và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đến khám nghiệm hiện trường tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn. Vậy biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông do ai lập? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì việc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông được xử lý như sau:
Việc khám nghiệm hiện trường đối với những vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông không có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện theo quy trình theo quy định pháp luật.
Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường
Tiếp nhận các công việc của bộ phận bảo vệ hiện trường;
Xác định phạm vi hiện trường; vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết; nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn. Sử dụng máy camera được trang cấp cho Cảnh sát giao thông để ghi hình lại toàn bộ khu vực hiện trường trước khi khám nghiệm;
Xác định thành phần khám nghiệm: Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần tham gia khám nghiệm cho phù hợp như:
- Cán bộ kỹ thuật hình sự;
- Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện cơ giới đường bộ);
- Đại diện đơn vị quản lý đường bộ, đại diện đơn vị quản lý công trình, đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật về công trình liên quan đến vụ tai nạn (đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến công trình cầu, đường, hầm);
- Đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản;
- Người chứng kiến;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia khám nghiệm;
Chọn phương pháp khám nghiệm; xác định chiều hướng khám nghiệm phù hợp; xác định vật chuẩn (điểm làm mốc), mép đường chuẩn để định vị vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết. Vật chuẩn phải có tính bền vững theo thời gian, vị trí, dễ nhận biết, thuận lợi cho việc đo, vẽ sơ đồ hiện trường;
Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
Tiến hành khám nghiệm
Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; sơ đồ hiện trường phải đồng nhất với biên bản khám nghiệm hiện trường.
Việc khám nghiệm hiện trường cụ thể như sau:
- Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông để xác định vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở hiện trường;
- Căn cứ chiều hướng khám nghiệm, điểm làm mốc ở hiện trường để đánh dấu theo số tự nhiên thứ tự vị trí của tất cả các nạn nhân, tang vật, phương tiện và dấu vết có liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Chụp ảnh hiện trường bao gồm: Ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có); chụp ảnh nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết có liên quan và phải đặt thước tỷ lệ. Việc chụp ảnh hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường, sắp xếp ảnh theo thứ tự, có chú thích ảnh;
- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông: Sử dụng thống nhất kí hiệu và đơn vị đo; thể hiện đầy đủ tổ chức giao thông (hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, vòng xuyến, đèn tín hiệu và các hệ thống báo hiệu khác có liên quan) nơi xảy ra tai nạn; phần chú dẫn phải thể hiện tỷ lệ vẽ, dấu vết, ký hiệu trên sơ đồ hiện trường;
- Thu lượm tang vật, phương tiện, dấu vết để bảo quản và lấy mẫu so sánh đúng quy định của pháp luật. Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến dạng phải được thu lượm bảo quản ngay như: Vết máu, lông, tóc, sợi, xăng, dầu, các dấu vết hóa học hữu cơ khác.
Lập biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông
Nội dung biên bản khám nghiệm phải ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám nghiệm, địa điểm, thành phần tham gia khám nghiệm; tình trạng hiện trường trước khi khám nghiệm, điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành khám nghiệm, quá trình khám nghiệm; cụ thể như sau:
Mô tả hiện trường chung như:
- Vị trí tai nạn xảy ra trên đường một chiều hay đường hai chiều;
- Đường có dải phân cách loại gì; chiều rộng mặt đường, lề đường;
- Hệ thống báo hiệu đường bộ; rào chắn, tường hộ lan loại gì, chướng ngại vật trên đường;
- Đặc điểm, hình dạng đoạn đường (bằng phẳng hay dốc, thẳng hay cong, tầm nhìn bị che khuất hay không bị che khuất);
- Mặt đường làm bằng bê tông xi măng, nhựa, đá răm, hay đất;
- Tình trạng mặt đường (phẳng, nhẵn, nứt vỡ, trơn trượt);
Ghi nhận việc đánh số thứ tự vị trí của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết;
Ghi nhận việc xác định vật chuẩn (điểm làm mốc), mép đường chuẩn, chiều hướng khám nghiệm hiện trường;
Mô tả vị trí đặc điểm của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết trên hiện trường theo số thứ tự như đã đánh dấu trên hiện trường;
Ghi cụ thể số lượng tang vật, phương tiện, dấu vết đã phát hiện, thu lượm bảo quản và các mẫu so sánh;
Ghi nhận quá trình sử dụng thiết bị điện tử máy lập mô hình hiện trường chuyên dụng để đo vị trí đặc điểm của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết trên hiện trường, vẽ hiện trường hoặc chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có).
Kết thúc khám nghiệm hiện trường
- Kiểm tra lại công việc đã thực hiện trong quá trình khám nghiệm;
- Đánh giá dấu vết và các tài liệu thu thập được tại hiện trường để xác định tính liên quan hoặc cần phải thu thập thêm những dấu vết khác;
- Thông qua và ký biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
- Sau khi khám nghiệm hiện trường, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải có Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ và đề xuất các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết tiếp theo.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
- Tự nguyện cai nghiện có bị phạt vi phạm hành chính vì sử dụng trái phép chất ma túy?
- Hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đổi tên căn cước công dân, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Biên bản là văn bản pháp lý thể hiện được toàn bộ các hoạt động khám nghiệm hiện trường như thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm, mô tả cụ thể hiện trường bằng cách đo đạc, vẽ sơ đổ, chụp ảnh, dựng mô hình và kết quả thu giữ, xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Biên bản cũng phải thể hiện rõ những người tiến hành khám nghiệm, đại diện viện kiểm sát cùng cấp, những người chứng kiến và người tham gia tố tụng hoặc nhà chuyên môn có mặt Đồng thời, biên bản cũng ghi nhận các khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của những người tham dự việc khám nghiệm hiện trường.
Biên bản khám nghiệm hiện trường phải có chữ kí của những người tiến hành khám nghiệm, đại diện viện kiểm sát cùng cấp, những người chứng kiến và người tham gia tố tụng hoặc nhà chuyên môn có mặt
– Công tác khám nghiệm hiện trường giúp thu thập và củng cố chứng cứ ban đầu của vụ án hình sự.
– Kết quả khám nghiệm hiện trường là căn cứ để Cơ quan Điều tra hình sự đưa ra nhận định, đánh giá tính chất vụ việc, đánh giá phương thức thủ đoạn gây án, công cụ phương tiện gây án…
– Công tác khám nghiệm hiện trường giúp Cơ quan điều tra thu thập các dấu vết, vật chứng, mẫu vật… phục vụ công tác trưng cầu giám định, truy nguyên hình sự, công cụ phương tiện gây án.
Kết quả khám nghiệm hiện trường đống vai trò quan trọng trong việc quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, cần căn cứ vào những cơ sở khác nhau để đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố nhưng trong các căn cứ đó lại không quan tâm đến kết quả của khám nghiệm hiện trường trong khi vụ án đó cần thiết phải tiến hành khám nghiệm hiện trường thì mức độ chính xác của quyết định sẽ không cao, không mang tính khoa học và khách quan, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá chưa tổng quát. Bởi vì, có rất nhiều các tình tiết, dấu vết của vụ án chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhờ đến khoa học kỹ thuât hiện đại mới có thể phát hiên được. kết quả của khám nghiệm hiện trường chính là kết quả mang tính chính xác cao của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào kiểm tra những dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường, qua đó, có thể giúp nhận định có hay không dấu hiệu tội phạm và là một cơ sở không thể thiếu để cơ quan điều tra xem xét quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.