Xin chào Luật sư X, bố tôi là chủ hộ mới qua đời và căn nhà hương hỏa hiện tại đang không có chủ hộ. Vì thế gia đình chúng tôi quyết định họp và chọn ra tôi làm chủ hộ mới, để đề phòng tranh chấp vợ tôi yêu cầu lập một biên bản họp gia đình đổi chủ hộ. Vậy biên bản họp gia đình là gì? Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, mỗi sổ hộ khẩu đều có người chủ hộ. Trường hợp phát sinh sự kiện làm chủ hộ không còn có tên trong sổ hộ khẩu nữa thì phải làm đơn xin thay đổi chủ hộ. Vậy biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Biên bản họp gia đình là gì?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình.
Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.
Ví dụ: Biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thuộc hàng thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà họ được hưởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà để lại).
Nội dung biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ Luật dân sự năm 2015. Nó có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai.
Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.
Pháp luật không thể quy định chi tiết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán riêng biệt … vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang tính đặc thù cao của mỗi gia đình.
Hình thức của biên bản họp gia đình
Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp xã, phường để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có sự tham gia của một bên thứ ba.
Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý mang tính chất bổ trợ, là tiền đề pháp lý để các bên tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo tránh những tranh chấp không cần thiết phát sinh.
Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu
Biên bản họp gia định vô hiệu khi nào?
Các bên có quyền và lợi ích liên quan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên nội dung hoặc hình thức của văn bản là vô hiệu (chỉ tòa án mới có thẩm quyền đánh giá về hiệu lực của biên bản họp gia đình mà các bên đã ký kết).
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
- Về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
- Về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu mới 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; thành lập công ty, công ty tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tính trung thực: mọi số liệu, sự kiện được ghi chép lại trong biên bản phải cụ thể, rõ ràng theo đúng những gì diễn ra, không suy diễn, không đặt các suy nghĩ chủ quan của người viết.
Nội dung có trọng tâm: bố cục của một biên bản gồm nhiều phần nhưng đối với phần nội dung, không chỉ trình đúng, đủ mà còn phải có trọng điểm, có mấu chốt của sự kiện, sự việc diễn ra.
Tính chặt chẽ và độ tin cậy cao: thuộc tính này đặt ra yêu cầu đối với người tạo lập biên bản và người làm chứng (nếu có). Nghĩa là, biên bản sau khi tạo lập, cần được công khai, đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, điều chỉnh một cách khách quan và đúng với thực tế, đảm bảo không áp đặt. Sau cùng, mọi người có trách nhiệm đối với nội dung đã thống nhất trong biên bản.
Tại điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Người yêu cầu sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:
Biên bản họp gia đình có đầy đủ người tham dự;
Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng biên bản họp gia đình, danh mục giấy tờ có liên quan,…
Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của các thành viên;
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (Nếu thỏa thuận có liên quan đến tài sản);
Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
Sau đó, người yêu cầu nộp hồ sơ tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng).