Tai nạn là điều không ai mong muốn. Khi xảy ra tai nạn ngoài giờ làm việc, ngoài bị thiệt hại về sức khỏe, người lao động còn phải tốn kém chi phí để khám chữa bệnh. Do đó, người lao động nên nắm rõ quy định pháp luật về các khoản bảo hiểm về chế độ tai nạn lao động, ốm đau, bảo hiểm y tế khi xảy ra tai nạn để chủ động bảo vệ quyền lợi của bản thân. Gần đây, luật sư nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng bảo hiểm không? Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng chế độ ốm đau không? Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là tai nạn lao động?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 giải thích từ ngữ “tai nạn lao động” như sau:
“8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng bảo hiểm?
Căn cứ Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, nếu bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc mà là trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý – tức là người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc trên đường về nhà thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Trường hợp này sẽ được công ty trợ cấp khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm theo Điều 48 hoặc Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Còn nếu người lao động bị tai nạn giao thông nhưng không phải là trong lúc đang đi làm hoặc đang về nhà thì không được nhận chế độ tai nạn lao động, chỉ được nhận chế độ ốm đau theo mục 1 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Về chi phí y tế thì dù trường hợp nào, có phải tai nạn lao động hay không thì nhân viên này vẫn được bảo hiểm thanh toán như bình thường.
Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng chế độ ốm đau?
Như đã trình bày ở nội dung trên, nếu người lao động bị tai nạn giao thông nhưng không phải là trong lúc đang đi làm hoặc đang về nhà thì không được nhận chế độ tai nạn lao động, chỉ được nhận chế độ ốm đau theo mục 1 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Căn cứ Điều 3, Mục 1, Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động.
Do đó, trong thời gian điều trị tai nạn lao động lần đầu, bạn của Bạn không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Bạn của Bạn sẽ được người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm về thanh toán chi phí y tế; trả phí giám định y khoa; trả đủ lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động, phục hồi chức năng lao động; bồi thường và các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động.
Quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn
Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;”
Theo đó, Một trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động là trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị tai nạn lao động mà phải nghỉ việc. Do đó, dù không được hưởng chế độ ốm đau đối với thời gian nghỉ việc điều trị do tai nạn lao động, người lao động vẫn được hưởng tiền lương từ phía công ty.
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
- Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Trình tự thủ tục
Căn cứ Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo Mục 1 nêu trên.
Bước 2: giải quyết hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bị tai nạn ngoài giờ làm việc”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý vấn đề như hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật, nếu trong thời hạn 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe của bạn chưa phục hồi thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”
Như vậy, Người lao động bị tai nạn lao động trên đi làm về thì được công ty hỗ trợ như hỗ trợ như quy định trên.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.