Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Người lao động được hưởng những chế độ gì? Và được hưởng chế độ bao nhiêu ngày? Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết ; “Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ?” sau đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Tai nạn là lao động gì?
Tai nạn lao động là chấn thương không chủ ý hoặc có chủ ý là một sự kiện không mong muốn; ngẫu nhiên và không biết trước, dẫn tới bị thương hoặc chết người.
Theo nghiên cứu khoa học phòng tránh chấn thương không chủ ý sử dụng thuật ngữ tai nạn; và tập trung và xác định các yếu tối làm tăng nguy cơ chấn thương nghiêm trọng; và làm giảm tỷ lệ chấn thương và mức độ nghiêm trọng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, được xác định là tai nạn lao động khi thỏa mãn các điều kiện; cụ thể:
– Bị tai nạn tại chỗ làm việc và trong giờ làm việc.
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (Đối với trường hợp thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động).
– Trên tuyến đường đi từ chỗ ở đến chỗ làm việc (Phải thỏa mãn khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý).
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, quy định:
– Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động dưỡng bệnh tật do bệnh nghề nghiệp; trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi; thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
….
Do đó, ngày nghỉ để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật được giám định bởi cơ sở y tế. Vì vậy, với mỗi mức thương tật khác nhau thời gian nghỉ sẽ là khác nhau.
Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động
Bước 2: Người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ từ người lao động; hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp hồ sơ cho BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.
Bước 3:
+ BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động theo quy định;
+ BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện; hoặc người sử dụng lao động theo quy định.
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
- Sổ BHXH đã xác định đóng BHXH đến tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động.
- Biên bản điều tra TNLĐ.
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động; thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an; hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường nơi xảy ra tai nạn. Ngoài ra bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại; thì có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.
- Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật ổn định.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động
Theo quy định tại điều 2 luật an toàn vệ sinh lao động 2015; thì đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quy định tại Điều 38 – Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể:
Người lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp như sau:
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, Hợp pháp hóa lãnh sự , đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 48,53 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 trợ cấp 1 lần được áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động.
Theo điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 trợ cấp hàng tháng áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 138 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc để điều trị vẫn được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương.