Lướt quanh một vòng mạng xã hội; không hiếm để có thể bắt gặp ít nhiều các trường hợp bóc phốt chửi bới nhau trên mạng xã hội. Thậm chí, đôi khi nhiều người vì ghét một người nào đó,;có thể dựng lên những câu chuyện để nói xấu đặt điều; vu khống cho người khác nhằm xúc phạm và hạ thấp danh dự uy tín của người khác trong mắt nhiều người. Vậy hành vi này có phạm tội không? Khi Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Vu khống người khác được hiểu như thế nào ?
Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nhân phẩm danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác; phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Những thông tin sai sự thật này dù không có tính xác thực nhưng khi bị lan truyền; có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của người bị vu khống.
Đây là hành vi xâm phạm đến danh dự uy tín của người khác; đôi khi gây hành vi vu khống này có thể dẫn đến rất nhiều những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy, khi bị người khác vu khống nên xử lý ra sao ?
Có thể bạn quan tâm
Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao ?
Để bảo vệ danh dự uy tín cho bản thân; cũng như những người xung quanh. Trong trường hợp bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Trước tiên chúng ta cần bình tĩnh để tìm ra những phương án phù hợp. Trong đó, một trong những lựa chọn tốt nhất; đó chính là việc tìm đến các cơ quan chức năng để tố cáo về hành vi theo các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm nguồn phát tán thông tin sai sự thật, vu khống
Việc xác định nguồn thông tin phát tán sai sự thật, vu khống cho người khác là rất quan trọng. Bởi chỉ khi xác định được chủ thể phát tán nguồn thông tin mới có thể thực hiện được việc tố cáo.
Bước 2: Thu thập, xác minh nguồn chứng cứ
Đây là bước quan trọng nhất của quá trình, bởi chỉ khi có đủ bằng chứng cho rằng người khác có hành vi vu khống; xúc phạm gây ảnh hưởng đến chủ thể bi vu khống thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Nguồn chứng cứ được thu thập, có thể bao gồm đoạn ghi âm, ghi hình, cũng như các nguồn lưu trữ thông tin khác.
Bước 3: Làm đơn tố giác hành vi
Sau khi thu thập được nguồn chứng cứ, tài liệu cần thiết người bị vu khống có thể tiến hành tố cáo về hành vi này đến cơ quan chức năng để được xử lý.
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; quy định về trách nhiệm tiếp nhận, nguồn tin tố cáo thuộc về cơ quan điều tra; viện kiểm sát. Người bị vu khống có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra; công an địa phương hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; nơi cư trú của người bị vu khống hoặc người vu khống; đồng thời kèm theo những bằng chứng; chứng minh cho đơn tố giác của mình.
Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao ? Hình phạt đối với tội vu khống người khác trên mạng xã hội
Luật an ninh mạng ra đời, thiết lập những chế tài xử lý nhất định; đối với những hành vi vi phạm trên mạng ảo. Bởi tuy là mạng ảo, nhưng thực tế đã chứng minh có những hậu quả thật. Theo đó, việc bị vu khống, bôi nhọ danh dự nhân phẩm bằng cách tung 1 đoạn clip; hay một bài “hành văn” kể về cuộc đời của ai đó,…bằng nick cá nhân hay nick ảo là hành vi bị cấm. Theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 Luật an ninh mạng 2018; quy định về những hành vi bị cấm trên mạng xã hội:
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự; uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Theo đó tùy vào mức độ của hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc bị xử lý vi phạm hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm l khoản 3 điều 5 nghị định 167; quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vu khống người khác; trên mạng xã hội như sau:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 Hành vi vu khống người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Theo đó khung hình phạt nặng nhất có thể lên đến 7 năm tù. Đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ 10.000.000-50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01-05 năm.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao ? Hình phạt về tội vu khống “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Khi cá nhân nhận thấy danh dự; nhân phẩm của mình bị xúc phạm bằng các hình thức tin nhắn, gọi điện, thì hoàn toàn có thể khởi kiện dân sự với các chứng cứ được xác thực; và đòi bên xúc phạm bồi thường thiệt hại.
Người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về Tội làm nhục người khác; hoặc Điều 156 Tội vu khống người khác tại Bộ luật hình sự.
Theo điều 592 Bộ luật Dân sự, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế mà người bị vu khống bị mất hoặc giảm sút; ngoài ra phải bồi thường khoản tiền khác (do các bên thỏa thuận) để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.