Chào Luật sư, tôi có thắc mắc về việc khi mua hàng hóa thì bên vận chuyển có trách nhiệm bảo hiểm để cho bên mua yên tâm hơn không? Luật sư cho tôi hỏi Bên vận chuyển có phải mua trách nhiệm bảo hiểm hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bên vận chuyển có phải mua trách nhiệm bảo hiểm hay không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bên vận chuyển có phải mua trách nhiệm bảo hiểm hay không?
Quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng thường do các bên chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, xếp vào hệ thống các hợp đồng thông dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng vận chuyển tài sản cũng được pháp luật ghi nhận quyền và nghĩa vụ tương xứng của các bên. Theo đó, bên vận chuyển có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 534 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 534. Nghĩa vụ của bên vận chuyển
1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
2. Giao tài sản cho người có quyền nhận.
3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn. Nếu trường hợp bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến sai địa điểm hoặc quá thời hạn thì phải chịu trách nhiệm trước bên thuê vận chuyển.
– Giao tài sản cho người có quyền nhận. Bên có quyền nhận tài sản không nhất thiết phải là bên thuê vận chuyển. Do đó, nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụ của bên vận chuyển có thể trước bên thuê vận chuyển và bên có quyền.
Ví dụ: A thuê B chở hàng hóa cho C. Theo đó, B có nghĩa vụ vận chuyển và giao tài sản cho người có quyền là C.
– Chịu các chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp thỏa thuận bên thuê vận chuyển phải trả hoặc người có quyền trả. Các khoản chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản có thể kể đến như: Xăng dầu đi lại, khấu hao phương tiện, phí đường bộ, phí bồi dưỡng sức khỏe cho người chuyên chở hoặc phụ giúp… Nguyên tắc xác định, bên vận chuyển phải chịu các khoản phí này. Việc ghi nhận nguyên tắc này là một sự hợp lý vì thông lệ cước phí thỏa thuận đã bao gồm các chi phí này mà bên thuê vận chuyển phải trả cho bên vận chuyển. Nên về bản chất, các chi phí này vẫn do bên thuê vận chuyển hoặc thậm chí là người có quyền trả.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
==> Như vậy, bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu làm mất, hỏng tài sản trong trường hợp bên này có lỗi.
Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự được định nghĩa là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba. Khái niệm trách nhiệm dân sự có thể hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự, nhằm mục đích bù đắp tổn hại về vật chất của người bị thiệt hại.
Những sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến hiện nay:
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa vận chuyển
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi …
Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp người tham gia chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng. Trong trường hợp, có tai nạn hoặc gặp sự cố, dẫn tới thiệt hại về tài sản, con người thì Công ty bảo hiểm sẽ chi trả một khoản bồi thường cho bị hại.
– Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc với chủ các phương tiện cơ giới. Ghi nhận loại nghĩa vụ này cho bên vận chuyển làm phát sinh các quan điểm khác nhau:
Thứ nhất, mua bảo hiểm là nghĩa vụ theo quy định của pháp luật của bên thuê vận chuyển. Do đó, bên vận chuyển được xác định là chủ thể có chức năng kinh doanh dịch vụ vận chuyển tài sản phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động. Cho nên, các chủ thể này phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Và như vậy, các chủ thể không có chức năng này không thể là một bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển tài sản được.
Thứ hai, loại nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển sẽ được áp dụng khi bên vận chuyển thực hiện công việc vận chuyển bằng các phương tiện buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Còn lại, nếu vận chuyển bằng các phương tiện mà luật không bắt buộc phải mua bảo hiểm thì không phải áp dụng loại nghĩa vụ này. Ví dụ: Xe ngựa, trâu, bò… Và quan điểm này nhận diện sự thỏa thuận của các bên chủ thể theo đó một bên thực hiện công việc chuyển chở tài sản của người thuê từ địa điểm này đến địa điểm khác không nhất thiết đó phải là phương tiện theo quy định đều .được xác định là hợp đồng vận chuyển tài sản. Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai phù hợp hơn vì luật không quy định chỉ rõ bên vận chuyển phải là chủ thể được cấp phép hoạt động lĩnh vực vận chuyển.
Bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển không?
Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 535. Quyền của bên vận chuyển
1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
2. Từ chổi vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
==> Như vậy, theo quy định trên thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển.
Loại quyền này được ghi nhận dựa trên cơ sở công việc vận chuyển được bên vận chuyển thực hiện nên cần phải làm rõ:
– Đối tượng là vận chuyển tài sản nên cần phải xác định rõ tài sản là loại gì? Cụ thể số lượng, chất lượng, chủng loại… Khi được bên thuê vận chuyển giao tài sản cần phải kiểm tra tính xác thực về tài sản để tránh nhầm lẫn;
– Xác định rõ tài sản để biết chắc chắn công việc vận chuyển loại tài sản này không vi phạm quy định của pháp luật. Nếu không thể kiểm tra được tài sản mà có vận đơn, chứng từ vận chuyển khác thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra.
Nếu tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển không?
-Theo khoản 2 Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền của bên vận chuyển như sau: “Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.”
Trong trường hợp kiểm tra tính xác thực về loại tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên vận chuyển có thể từ chối chuyên chở. Việc từ chối có thể gây ra những khó khăn, trở ngại thậm chí cho bên thuê vận chuyển nhưng loại quyền từ chối này hoàn toàn hợp lý khi áp dụng cho bên vận chuyển. Thực tế, tại thời điểm thỏa thuận, đàm phán trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển, bên vận chuyển đã thể hiện ý chí và loại bỏ những rủi ro, trở ngại, khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng tại thời điểm giao tài sản, bên thuê vận chuyển lại giao tài sản khác. Rõ ràng, bên vận chuyển rơi vào thế bị động. Do đó, họ có quyền từ chối chuyên chở ngay cả khi bên thuê vận chuyển bị thiệt hại.
==> Như vậy, bên vận chuyển hoàn toàn có quyền từ chối vận chuyển tài sản nếu tài sản không đúng với loại tài sản ban đầu hai bên đã thỏa thuận.
Ngoài ra, bên vận chuyển còn có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn. Loại quyền yêu cầu phát sinh dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc nếu các bên không thỏa thuận bên vận chuyển có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí khi tài sản đã được đưa lên phương tiện vận chuyển (khoản 2 Điều 533).
Nếu tài sản có tính chất độc hại thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển không?
Theo Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vận chuyển có quyền “Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.”
– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Khi bên vận chuyển biết việc mình sẽ phải vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, họ có thể từ chối chuyên chở. Việc từ chối là hoàn toàn phù hợp vì nếu thực hiện có thể vi phạm pháp luật hoặc làm ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội.
Thứ nhất, với tài sản cấm giao dịch.
Loại quyền này chỉ được áp dụng ở mốc thời điểm bắt đầu chuyên chở hoặc đang chuyên chở chứ không phải thời điểm đàm phán, giao kết hợp đồng. Vì nếu chuyên chở tài sản cấm giao dịch là vi phạm pháp luật nói chung, bên vận chuyển phải trả lời ngay từ đầu là không chuyên chở. Như vậy, sẽ không có hợp đồng vận chuyển. Do đó, quyền từ chối chuyên chở tài sản gắn với loại cấm giao dịch là phù hợp.
Thứ hai, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại.
Quyền từ chối phát sinh vào mốc thời điểm nào cho loại tài sản này mới đúng? Vì tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vận chuyển nếu pháp luật không cấm. Nhưng khi các bên chấp nhận thỏa thuận để hình thành hợp đồng, điều này khẳng định bên vận chuyển chấp nhận chuyên chở loại tài sản này. Đối chiếu quy định của pháp luật, bên vận chuyển có quyền từ chối kể cả trong trường hợp biết hoặc phải biết.
==> Như vậy, bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại nếu không biết hoặc phát hiện trong quá trình chuyên chở mà không do lỗi của mình
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Bên vận chuyển có phải mua trách nhiệm bảo hiểm hay không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; dịch vụ công chứng tại nhà, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.”
Bên cạnh đó tại Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đồng thời tại Điều 43 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 43. Giao thừa hàng
1. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó.
2. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.”