Khi lựa chọn hàng hóa, người tiêu dùng ngoài quan tâm đến hình thức, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa còn đặc biệt chú ý đến thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng. Vậy có bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không? Những nội dung nào cần thể hiện rõ trên nhãn hàng hóa? Để làm rõ những câu hỏi này, Luật sư X mời bạn tham khảo bài biết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Hạn sử dụng là gì?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, hạn sử dụng được giải thích như sau: “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.”
Theo đó, hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Nhãn hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP:
“Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa“.
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Quy định về vị trí nhãn hàng hóa
Vị trí nhãn hàng hóa quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
“Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc”.
Hạn sử dụng được thể hiện trên nhãn hàng hóa như thế nào?
Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi hạn sử dụng như sau:
“1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
2. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng”.
Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa bao gồm:
“1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.”
Theo đó, các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa của lương thực, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, đồ uống, rượu, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn sản phẩm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Điều kiện đăng ký hết hôn, điều kiện thay đổi căn cước công dân, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản như thế nào?
- Vi phạm xuất xứ hàng hóa bị xử phạt ra sao?
- Xe hết niên hạn sử dụng phải làm sao?
Câu hỏi thường gặp
“Sử dụng đến ngày” có thể hiểu là bạn sẽ sử dụng đến trước 24h ngày ghi trên hạn sử dụng và không ghi ngày sản xuất.
Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 38/2012/NĐ-CP:
– Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và những thực phẩm dễ có khả năng bị hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi là “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với những loại sản phẩm thực phẩm.
– Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép lưu hành trên thị trường khi đã quá thời hạn này.
– Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm ghi trên nhãn thực phẩm thì thực phẩm này vẫn được phép lưu hành trên thị trường nếu như nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đã chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.