Chào Luật sư, con tôi mới 4 tuổi nhưng hiện nay cháu bị bệnh cần đi viện. Luật sư cho tôi hỏi Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi trái tuyến Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi trái tuyến Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
– Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
– Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Do đó, con bạn là trẻ dưới 6 tuổi nên sẽ được Ngân sách nhà nước cấp thẻ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi khám chữa bệnh đúng tuyến
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo y tế sửa đổi 2014 thì mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi đúng tuyến sẽ là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
“a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này.“
Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi trái tuyến
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo y tế sửa đổi 2014:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em khi đi khám trái tuyến thì vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế, tuy nhiên, mức hưởng thấp hơn.
Trong trường hợp của bạn, do bạn không nêu rõ là đưa con đi khám, chữa bệnh ở tuyến nào nên chúng tôi chia các trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, nếu bạn cho con đi khám trái tuyến huyện thì vẫn được hưởng tối đa mức quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế cả điều trị nội trú lẫn điều trị ngoại trú.
+ Thứ hai, nếu bạn cho con đi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh, tuyến trung ương thì mức hưởng đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương tương ứng là 60% và 40% với điều kiện phải nằm lại viện điều trị.
+ Thứ ba, nếu bạn cho con đi khám trái tuyến tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương mà không nằm lại viện thì gia đình sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi trái tuyến“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề đăng ký làm lại giấy khai sinh online hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;…
– Trẻ em dưới 6 tuổi.”
Theo khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi khi cấp cứu như sau:
Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6.Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cùng cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được xác định là khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Vậy, nếu trẻ dưới 6 tuổi cần cấp cứu thì được đến khám, chữa bệnh ở bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh và không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Khi đi khám, trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT;
Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;
Trường hợp phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án.
Do đó, không phân biệt trẻ em dưới 6 tuổi có hay không có thẻ BHYT thì cũng đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh BHYT. Trường hợp chưa có thẻ BHYT, có thể xuất trình giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh để được hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh.
Đặc biệt, nếu trẻ phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì phải có xác nhận của thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký vào hồ sơ bệnh án làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh..