Như đã biết, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, đúng hạn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Vì nhiều lý do mà đơn vị/ doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội. Câu hỏi đặt ra là bảo hiểm xã hội nộp trễ có sao không? Để giải đáp thắc mắc đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Thông báo số 230/TB-BHXH
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Bảo hiểm xã hội là một trong những quy định bắt buộc phải tham gia đối với người lao động, và thường được phía người sử dụng lao động thực hiện với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH (được sửa đổi, bổ sung một số điều)
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ
4. Đối với người lao động quy định tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4.1. Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
4.2. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
5. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4 thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
6. Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 595/QĐ-BHXH
6.1. Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
6.2. Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
Các đơn vị là doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH hàng quý hoặc 6 tháng một lần chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Bảo hiểm xã hội nộp trễ có sao không?
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 17, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm : “Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.“
Bên cạnh đó tại Khoản 3, Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về việc xử lý với hành vi này như sau: “Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;…”
Theo đó, doanh nghiệp đóng chậm BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ phải đóng đủ số tiền nộp chậm và phải đóng thêm khoản tiền lãi chậm đóng BHXH, ngoài ra còn bị xử lý hành chính. Số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp doanh nghiệp đơn vị không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH
Căn cứ Điều 37, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, doanh nghiệp/ đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng.
Phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc tính tại tháng i (đồng).
- Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng).
- k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%).
Lưu ý:
(1) Các xác định Pcđi
Pcđi được xác định theo công thức sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng)
Plki: tổng số tiền BHXH phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: số tiền BHXH phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
- Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
- Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
(2) Cách xác định k
Biến k là lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) được xác định như sau: Đối với BHXH bắt buộc k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
Lãi suất chậm đóng BHXH
Căn cứ theo Thông báo số 230/TB-BHXH ngày 17/1/2022 về điều chỉnh lãi suất tính lãi chậm đóng truy đóng BHXH năm 2022 thì mức lãi suất chậm đóng BHXH được áp dụng từ ngày 01/01/2022 như sau:
- Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 0,7316%/ tháng
Như vậy doanh nghiệp/đơn vị vi phạm sẽ căn cứ vào mức lãi suất trên để tính lãi chậm đóng BHXH tương ứng với trường hợp của mình.
Xử phạt hành chính đối với hành vi nộp trễ BHXH
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
“Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;“
Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bảo hiểm xã hội nộp trễ có sao không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xin mã số thuế cá nhân ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội sẽ không có thời hạn. Nếu sau quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà bạn không tham gia đóng nữa, sau đó làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty, chưa làm thủ tục chốt sổ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì trong trường hợp này thì quãng thời gian bạn đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu theo như quy định.