Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh củ đạo của nhà nước ta hiện nay. Các vấn đề liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội luôn được rất nhiều người quan tâm. Đóng bảo hiểm xã hội ở đâu? Đóng bảo hiểm xã hội qua hình thức nào? Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu theo quy định hiện nay? Bảo hiểm xã hội có cần đóng liên tục không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Bảo hiểm xã hội có bao nhiêu loại?
Đối với quy định về loại bảo hiểm xã hội thì hiện nay có 2 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội có những chế độ nào?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất. - Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Nguyên tắc về bảo hiểm xã hội là gì?
Tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Người lao động được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
(1) Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
(2) Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
(3) Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
- Thông qua người sử dụng lao động.
(4) Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
- Đang hưởng lương hưu;
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
- Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
(5) Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
(6) Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
(7) Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
(8) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội có cần đóng liên tục không?
Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội thì hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam không yêu cầu người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội liên tục.
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, thời gian đóng Bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội là tổng thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từng giai đoạn cộng lại (không bắt buộc NLĐ phải đóng Bảo hiểm xã hội liên tục)
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu
Căn cứ vào điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:
Đối với người lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03;
- Đối với người lao động nước ngoài có thêm Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Đối với đơn vị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Lưu ý:
Mẫu TK3-TS mục đích là để doanh nghiệp đăng ký cấp mã đơn vị cho lần tham gia BHXH đầu tiên;
Mẫu D02-TS mục đích kê khai danh sách lao động đủ điều kiện tham gia BHXH (Bắt buộc phải có)
Mẫu TK1-TS áp dụng đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH và thay đổi thông tin (kèm phụ lục thành viên hộ gia đình)
Mẫu D01-TS mục đích tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ để truy thu BHXH, BHYT, BHTN (Đối với trường hợp đơn vị khai báo tăng muộn đối tượng tham gia BHXH)
Ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau để làm căn cứ điền thông tin:
- Hợp đồng lao động
- Sổ hộ khẩu, CMT của người lao động
Mời bạn xem thêm
- Kiểm tra gia hạn bảo hiểm y tế như thế nào?
- Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
- Dừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Bảo hiểm xã hội có cần đóng liên tục không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các dịch vụ về tạm dừng công ty; giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; thủ tục Giấy phép sàn thương mại điện tử, mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, bảo hộ logo công ty, thành lập công ty hợp danh, mã số thuế cá nhân… của Luật sư X, mời quý bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, thời gian đóng Bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội là tổng thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từng giai đoạn cộng lại (không bắt buộc NLĐ phải đóng Bảo hiểm xã hội liên tục)
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội:
“3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
-Theo khoản 2, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản.
-Theo khoản 3, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” thì được hưởng chế độ thai sản.