Các kỹ sư tư vấn hoặc công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng là những thành phần không thể thiếu khi tiến hành xây dựng các công trình. Để đảm bảo trong trường hợp nếu như trong quá trình xây dựng công trình, khi mà không may xảy ra các rủi ro, sự cố đối với công trình thuộc trách nhiệm của bên tư vấn xây dựng thì chủ đầu tư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho họ. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt đơn vị tư vấn, bồi thường cho các rủi ro đối với công trình. Vậy vấn đề “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tư vấn xây dựng” được quy định như thế nào?. hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp; dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.
Loại bảo hiểm này có ưu điểm là chi tiết và toàn diện hơn so với các loại bảo hiểm khác; giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính khi phát sinh vấn đề phải đền bù thiệt hại.
Đối tượng sử dụng gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Đối tượng tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp gồm có:
– Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
– Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Doanh nghiệp bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
Các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:
– Tổ chức hành nghề luật sư.
Khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
“Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”.
Như vậy, tổ chức hành nghề luật sư bắt buộc phải mua bảo hiểm cho luật sư của tổ chức mình thông qua hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có sự kiện bảo hiểm phát sinh, người được bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam theo quy định tại Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để tránh các trường hợp như: nhân viên tư vấn sai cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm không đủ bảo vệ những rủi ro, tổn thất hoặc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng bồi thường,…
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
– Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Một số loại bảo hiểm chỉ bảo vệ người mua bảo hiểm khi xảy ra tổn thương về thể chất hoặc tinh thần. Còn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ bảo vệ nhà đầu tư khi xảy ra cả những vấn đề về: thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng dự toán công trình, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết, khảo sát ước tính không đủ lượng bê tông cần thiết, kiến trúc công trình xây dựng không đáp ứng được các yêu cầu chức năng,…
– Công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty theo quy định tại Khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006.
– Công ty quản lý quỹ.
Tương tự công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải mua bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên quản lý quỹ tại công ty theo quy định của pháp luật hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi có sự cố kỹ thuật và sai sót của nhân viên quản lý quỹ trong quá trình tác nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán 2006.
Nếu không mua loại bảo hiểm này, trong trường hợp xảy ra rủi ro hay xung đột lợi ích, công ty quản lý quỹ có thể không đủ năng lực để bồi thường tổn thất.
– Doanh nghiệp thẩm định giá.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC, doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Người sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
– Tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Công chứng 2014.
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
– Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện, cơ sở giám định y khoa, phòng khám đa khoa…) và người hành nghề (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên, lương y…) phải mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định chi tiết tại Nghị định 102/2011/NĐ-CP.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tư vấn xây dựng
Đây là loại hình bảo hiểm dành cho cá nhân kỹ sư hoặc một tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. Nếu trong quá trình xây dựng công trình, có thể bao gồm cả quá trình bảo hành công trình sau hoàn thiện, mà xảy ra các rủi ro, sự cố đối với công trình thuộc trách nhiệm của bên tư vấn xây dựng thì công ty bảo hiểm sẽ thay mặt đơn vị tư vấn, bồi thường cho các rủi ro đối với công trình.
Do giá trị của các dự án xây dựng là rất lớn, nên những thiệt hại đối với công trình xây dựng do lỗi tư vấn xây dựng (nếu có) cũng sẽ để lại những hậu quả thiệt hại về tài chính lớn cho cả chủ đầu tư cũng như cho bên tư vấn. Thông thường, trong các hợp đồng tư vấn xây dựng, ngoài những yêu cầu cụ thể đối với công việc tư vấn xây dựng, các chủ đầu tư cũng có những thỏa thuận, ràng buộc trách nhiệm bồi thường rất chặt chẽ đối với bên tư vấn xây dựng, bên tư vấn xây dựng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi để xảy ra thiệt hại do lỗi của công việc tư vấn.
Trong thực tế, mặc dù tỷ lệ sai sót của bên tư vấn là thấp, tuy nhiên nếu có xảy ra thì sẽ khiến cho bên tư vấn phải chịu số tiền bồi thường rất lớn, thậm chí có thể khiến đơn vị tư vấn bị phá sản hoặc không có khả năng bồi thường, từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình xây dựng. Do vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng ra đời sẽ giúp cho cả chủ đầu tư và đơn vị tư vấn xây dựng yên tâm trong công việc vì nếu có rủi ro xảy ra thì đã có công ty bảo hiểm gánh chịu rủi ro thay.
Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng theo định nghĩa trong Nghị định: 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Mời các bạn xem thêm bài viết:
- Quy định mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như thế nào?
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho doanh nghiệp quy định thế nào?
- Quy định chi tiết về công trình bắt buộc mua bảo hiểm
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tư vấn xây dựng” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ được thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba và chi trả những chi phí pháp lý liên quan như: Phí y tế, phí kiện tụng, phí ngăn chặn rủi ro phát sinh thêm…
Khi có sự cố rủi ro xảy ra, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên các yếu tố như:
Người được bảo hiểm hoặc nhân viên của họ không cẩn trọng trong quá trình làm việc dẫn đến thiệt hại cho người khác mà họ phải đền bù theo quy định của pháp luật.
Sự kiện bảo hiểm phải xảy ra khi khách hàng cung cấp dịch vụ chuyên môn.
Hành động gây thiệt hại phải trong phạm vi ranh giới ngành nghề chuyên môn đã được nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế như sau:
“Điều 19. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.”
(2) Căn cứ Điều 23 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm như sau:
“Bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.”
Như vậy, từ căn cứ trên thì theo quan điểm của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế sẽ do bên nhà thầu tư vấn mua và phải mua trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Căn cứ Điều 21 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định như sau:
“Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.”