Hiện nay, lĩnh vực xây dựng hay gặp một số lỗi đặc biệt như là trong khi tham gia giao thông người ta sẽ thường nhắc tới Bảo hiểm bên thứ 3 hay Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, đây được hiểu là loại bảo hiểm bắt buộc và nhằm hướng tới mục đích đảm bảo được quyền lợi cũng như để bồi thường ngoài hợp đồng trong các trường hợp cụ thể. Bảo hiểm bên thứ ba đây là một sản phẩm bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý đối với bên mua bảo hiểm khi bên thứ 3 phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người và tài sản. Một số lỗi sơ ý điển hình như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến tài sản bên thứ 3, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng công trình… đã được quy định pháp luật quy định rất rõ ràng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 trong xây dựng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 trong xây dựng
Theo Khoản 3 Điều 3 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính Phủ quy định thì bên thứ ba ở đây bao gồm toàn bộ người dân, tài sản xung quanh, tài sản và người đi lại quanh khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng.
“Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
3. Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Trường hợp chủ thầu gây ra trách nhiệm pháp lý, thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ thầu bồi thường cho bên thứ ba về thiệt hại thực tế phát sinh.
Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba trong đầu tư xây dựng
Theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP thì nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba khi thực hiện thi công xây dựng công trình.
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:
“3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba”.”
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong xây dựng
Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 là loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm công trình xây dựng được quy định theo Luật xây dựng 2014.
Theo khoản 3 điều 3 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính Phủ quy định thì bên thứ ba ở đây bao gồm toàn bộ người dân, tài sản xung quanh, tài sản và người đi lại quanh khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng.
Trường hợp chủ thầu gây ra trách nhiệm pháp lý, thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ thầu bồi thường cho bên thứ ba về thiệt hại thực tế phát sinh.
Bao gồm:
+ Bảo hiểm phạm vi Thiệt hại vật chất (công trình xây dựng): Bồi thường cho các chi phí thay thế và/hoặc sửa chữa và/hoặc khắc phục bất cứ phần nào của đối tượng được bảo hiểm và/hoặc bất kỳ phần nào của tài sản được bảo hiểm bị tổn thất, thiệt hại vật chất hay bị phá huỷ dưới bất kỳ hình thức nào và bởi bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong quy tắc bảo hiểm.
+ Trách nhiệm đối với bên thứ ba: Người bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm trả liên quan tới: Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba, Chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm và các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của Nhà bảo hiểm, Thương tật hay ốm đau bất ngờ cho bên thứ ba (dù chết hay không).
Số tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong đầu tư xây dựng tối thiểu
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
7. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 10 như sau:
“4. Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:
a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
– Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
– Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất”.”
Mức phí bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng
Theo quy tắc bảo hiểm xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có thể mua bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3 đi cùng bảo hiểm tổn thất vật chất với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu đô la mỹ.
Mức phí bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Tỷ lệ phí này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ 3 trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp, nhà thầu muốn được bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm cao thì có thể yêu cầu công ty bảo hiểm chào phí với hạn mức tương ứng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn tra cứu chỉ giới xây dựng năm 2023
- Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ hiện nay là bao nhiêu?
- Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 trong xây dựng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP thì thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
“4. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:
“4. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm”.”
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba bao gồm các tài liệu sau:
– Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
– Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
– Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.
– Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của bên thứ ba (Bản sao của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận thương tích.
+ Giấy ra viện.
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật.
+ Hồ sơ bệnh án.
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.
– Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
+ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (nếu có).
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
– Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
– Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).