Chào Luật sư, tôi có nghe đến cụ từ bảo hiểm thất nghiệp nhưng tôi không biết bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những ai là đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần hồ sơ gì? Bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không theo quy định? Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Tôi bị thất nghiệp 2 tháng nay thì có được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề “Bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không theo quy định?” như sau:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 44 Luật Việc làm 2013 quy định tham gia bảo hiểm thất nghiệp
– Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
– Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
Bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về các trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện trả hồ sơ cho người lao động. Trường hợp sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả mà người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của 03 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.
Ví dụ: Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16/3/2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2015 (tức là sau 02 ngày làm việc) ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.
+ Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Căn cứ theo quy định trên, bạn vẫn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 04 tháng trong trường hợp bạn không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng hạn.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tính như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp không nhận tiền thì có mất không?
Ngoài định nghĩa về bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là gì?, thì sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về nội dung giải đáp cho câu hỏi bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?, cụ thể như sau:
Căn cứ tại quy định của khoản 4 điều 53 Luật Việc làm 2013 cũng có quy định về các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
“ 4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Khi người lao động thuộc trường hợp mà được bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khách hàng sẽ thắc mắc rằng việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Hiện tại, việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tự động bảo lưu mà người lao động không phải cần thực hiện thủ tục nào cũng như không phải thực hiện việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp ở đâu.
Ví dụ:
+ Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sau đó chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nhưng lại chưa đủ về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
+ Người lao động nghỉ việc, trước đó đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và đủ ddieuf kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa có nhu cầu để hưởng trợ cấp này.
+ Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp có thời gian đóng lẻ ví dụ là 3 năm 6 tháng, đã làm hồ sơ gửi lên trung tâm dịch vụ việc làm và đủ điều kiện để gải quyết.
Theo đó, số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng, còn 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tự động bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Thuế cấp sổ đỏ lần đầu được quy định như thế nào?
- Các chi phí cấp sổ đỏ lần đầu năm 2022 gồm những gì?
- Cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không theo quy định?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến ly hôn nhanh chóng; thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, mẫu trích lục cải chính hộ tịch… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp
+ Được hưởng lương hưu hằng tháng
+ Không thực hiện đúng theo quy định về thông báo tìm kiếm việc làm vào hằng tháng trong 3 tháng liên tục
+ Người lao động ra nước ngoài định cư hoặc đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Bị xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể là xử phạt hành chính.
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 của Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015, Sau 03 ngày kể từ ngày ghi hạn đến nhận giấy trả kết quả hưởng BHTN, người lao động không đến lấy thì được xét là không có nhu cầu hưởng BHTN. Sau 7 ngày mà người lao động không có mặt để nhận kết quả thì quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị hủy.
Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được căn cứ theo tổng thời gian đóng BHXH và tuân theo quy định của Luật Việc làm. Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì các tháng lẻ chưa tính trợ cấp sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và tính trợ cấp thất nghiệp trong lần hưởng BHTN kế tiếp.