Chào luật sư! Vợ chồng em đã kết hôn được 05 năm rồi; cả 02 đều là thợ làm tóc. Nay 02 vợ chồng tay nghề đã lên; đã có 01 số lượng khách quen nhất định và cũng được đông đảo mọi người ủng hộ. Chính vì vậy; vợ chồng em quyết định sẽ mở 01 salon tóc riêng. Tuy nhiên tiền tiết kiệm không được nhiều và dự định đi vay và dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chính vì vậy hôm nay em rất mong được luật sư tư vấn về các quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung của vợ chồng? Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin tư vấn về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung vợ chồng như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ; chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Tóm lại tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập; thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc; thoả thuận; trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật; cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác; áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện; đồng thời xác định và đảm bảo quyền; nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo đảm đó. Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên; nhằm đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng; để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Căn cứ Điều 292 Bộ luật dân sự; có 09 biện pháp bảo đảm như sau:
- Cầm cố tài sản
- Thế chấp tài sản
- Đặt cọc
- ký cược
- Ký quỹ
- Bảo lưu quyền sở hữu
- Bảo lãnh
- Tín chấp
- Cầm giữ tài sản
Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015; tài sản là vật; tiền; giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản gồm động sản và bất động sản; Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Các yêu cầu đối với tài sản bảo đảm:
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm trừ biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
- Tài sản không là đối tượng đang tranh chấp về quyền sở hữu.
- Tài sản phải được phép giao dịch.
- Tài sản có thể mô tả chung nhưng phải xác định được.
- Thông thường giá trị của tài sản phải lớn hơn nghĩa vụ nhưng các bên có thể thỏa thuận.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung vợ chồng
Hiện nay vấn đề dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Cụ thể có 03 vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất
Trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chứng khoán hoặc động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký; thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền; chứng khoán hoặc đang chiếm hữu động sản được tự mình xác lập; thực hiện hợp đồng bảo đảm; biện pháp bảo đảm; trừ trường hợp sau đây:
- Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này.
- Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
Vấn đề thứ hai
Trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại; pháp nhân phi thương mại; là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân; thì người góp vốn; người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập; thực hiện hợp đồng bảo đảm; biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân; tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn theo quy định tại khoản này; nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan; mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn; nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận.
Vấn đề thứ ba
Trường hợp hợp đồng bảo đảm; biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; mà vợ chồng ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm; biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm; biện pháp bảo đảm đã được xác lập; trừ trường hợp bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyết định khác.
Như vậy; việc dùng tài sản chung vợ chồng làm tài sản bảo đảm trước hết cần đáp ứng những yêu cầu đối với tài sản bảo đảm nói chung. Ngoài ra; vì mang tính chất đặc thù nên cần tuân thủ quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ; về các vấn đề dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; trường hợp 01 bên sử dụng tài sản chung để góp vốn và trường hợp sau khi dùng tài sản chung để bảo đảm nhưng vợ chồng ly hôn.
Có thể bạn quan tâm
- Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Cách nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung vợ chồng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Như vậy; thời điểm có hiệu lực đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký (đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tàu bay; tàu biển;…) hay thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Nếu có sự thay đổi về bổ sung tài sản; nghĩa vụ thì đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như sau: Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
– Đối với các biện pháp bảo đảm không phải đăng ký thì biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng bảo đảm có hiệu lực.
– Đối với các biện pháp bảo đảm phải đăng ký (bắt buộc) thì có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành việc đăng ký.
– Đối với biện pháp cầm giữ tài sản; mang tính đặc thù; có hiệu lực từ thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.