Tiết lộ đời tư người khác bị xử phạt ra sao là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Bởi báo chí là sản phẩm thông tin thông qua những vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội. Từ đó nhằm truyền dẫn tới đông đảo công chúng những thông tin mới nhất xảy ra hàng ngày. Do vậy, mức độ lan truyền và ảnh hưởng của báo chí đối với người dân là cực kỳ lớn. Nếu báo chí không đưa đúng thông tin sự thật sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ khôn lường. Vậy thì việc báo chí tiết lộ đời tư của người khác thì có phải chịu xử phạt bởi pháp luật không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề đang được cộng đồng vô cùng quan tâm này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 119/2020/NĐ-CP.
- Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
Báo chí và việc xâm phạm bí mật đời tư
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của thế giới; nhất là về các vấn đề liên quan đến mạng xã hội thì báo chí lại chính là kênh truyền thông được mọi người quan tâm nhất. Do vậy mà sức ảnh hưởng của báo chí sẽ tác động rất lớn đến suy nghĩ của mọi người. Tuy nhiên hiện nay, để thu hút độc giả mà nhiều báo chí đã bị biến tướng. Họ lợi dụng công cụ truyền thông và tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của độc giả. Việc này được thực hiện thông qua quá trình phát tán thông tin đời tư của người khác, nhất là những người nổi tiếng để tạo nên hứng thú cho người đọc.
Chúng ta có thể thấy rõ rằng trên các mặt báo; những thông tin về đời tư, scandal của người nổi tiếng xuất hiện với tần suất khá dày đặc. Trong đó, có không ít thông tin là sai sự thật và không được sự đồng ý của người được đưa tin. Đây là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư.
Quyền bí mật đời tư được ghi nhận tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992; và cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó:
“Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Ở góc độ báo chí, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Báo chí quy định:
“Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
Như vậy, nhà báo khi thu thập, công bố thông tin đời tư người khác cũng phải được sự đồng ý của người đó. Báo chí đăng tin đời tư người khác nhưng nếu không xin phép người đó thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác, đăng tin trên báo có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự; thậm chí đẩy người đó vào tâm lý bi quan, sợ hãi, bị người khác khinh rẻ.
Thực tế vừa qua, đã không ít trường hợp vì những thông tin đời tư bị phát tán mà nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng dẫn đến tự tử. Đối với những người nổi tiếng, việc này làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự; ảnh hưởng đến thái độ của khán giả; và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến cả công việc của họ.
Thực tế, tình trạng xâm phạm bí mật đời tư hiện nay đang xảy ra khá phổ biến. Thế nhưng, số lượng vụ việc được yêu cầu giải quyết lại rất ít. Đa phần những người bị đưa tin không muốn làm lớn thêm sự việc. Vì họ cho rằng sẽ càng làm bí mật lan rộng hơn; thậm chí có nhiều người không biết được quyền lợi của mình được bảo vệ nên chỉ “im lặng”.
Thiết nghĩ, với những quy định pháp luật nêu trên; người bị xâm phạm bí mật đời tư hãy bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách chính đáng. Tránh vì tâm lý sợ hãi, e dè mà im lặng; khiến cho một số báo lợi dụng phát tán thêm nhiều thông tin khác nữa. Về phía nhà báo và các đơn vị báo chí; cần thực hiện đúng quy định pháp luật trong khi thu thập; đăng tin có liên quan đến bí mật đời tư của người khác.
Xử phạt hành chính đối với trường hợp báo chí tiết lộ đời tư người khác
Nội dung đáng chú ý này được Chính phủ quy định tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Cụ thể, báo chí, bản tin, đặc san đăng, phát, tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân đó sẽ bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.
Trong khi hiện nay theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Ta có:
- Theo điểm d khoản 2 Điều 8 về vi phạm quy định về nội dung thông tin quy định:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Theo điểm a khoản 1 điều 20 về vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm quy định :
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất thì Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân đó.
Điểm i Khoản 3 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP
Ngoài ra thì khi báo chí, bản tin, đặc san đăng, phát thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân; thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia khi đăng, phát hình ảnh bản đồ Việt Nam; đăng, phát thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan… cũng bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng theo Nghị định 119.
Không chỉ vậy, nếu báo chí, bản tin, đặc san đăng, phát thông tin về thân nhân, các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi chưa có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng…
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.
Tóm lại, việc báo chí tiết lộ đời tư người khác sẽ bị phạt lên tới 30 triệu đồng. Trong nhiều trường hợp còn có thể bị phạt lên tới 50 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp báo chí tiết lộ đời tư người khác
Theo điểm a,b khoản 10 điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san:
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7 và 8 Điều này;
Nghĩa là:
- Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi trên.
- Buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề “Báo chí tiết lộ đời tư người khác thì sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Mong rằng bài viết này giúp ích cho độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Chèn quảng cáo vào báo điện tử sẽ bị xử phạt?