Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm là bản tự kiểm điểm nêu rõ những nội dung về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, về phẩm chất đạo đức để dựa vào đó cấp trên sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm vị trí công tác. Vậy mẫu bản tự nhận xét này như thế nào. Cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề “Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?” qua bài phân tích sau đây
Căn cứ pháp lý
Luật Cán bộ, công chức viên chức
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm là bản tự kiểm điểm nêu rõ những nội dung về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, về phẩm chất đạo đức để dựa vào đó cấp trên sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm vị trí công tác.
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.
Việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.
Xem trước và tải xuống mẫu tại đây
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác để bổ nhiệm?
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác đề bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan,đơn vị sự nghiệp công lập được viết theo mẫu, bao gồm các nội dung sau đây:
Thứ nhất: Phần mở đầu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm
Ở phần mở đầu, cá nhân thực hiện cần phải viết đầy đủ những thông tin của mình như: họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, chức vụ, đang sinh hoạt tại chi bộ, đảng bộ nào.
Thứ hai: Phần nội dung
Nội dung của bản tự nhận xét sẽ bao gồm các nội dung về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, kết quả đạt được; phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống và những ưu điểm, nhược điểm. Quý vị có thể tham khảo cách viết nội dung của một phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở như sau:
– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
Là Phó hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch công đoàn bản thân đã chủ động cùng chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường xây dựng các kế hoạch giáo dục theo định kỳ hàng tháng, hàng năm để cùng cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo; chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như các chỉ tiêu trong nghị quyết của nhà trường đã đề ra trong các năm học.
Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường; chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia các cuộc thi của thành phố, của quốc gia.
Cơ sở vật chất của nhà trường được củng cố; xây dựng thêm ngày càng khang trang; đảm bảo vệ sinh sạch đẹp.
Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua:
Đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc; công chức loại tốt và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cùng Hiệu trưởng nhà trường lãnh đạo giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia; có 10 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 40 học sinh giỏi cấp huyện, 5 em học sinh giỏi cấp tỉnh.
Luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy; của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo chuyên môn để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung; biện pháp thực hiện các kế hoạch và phân công công việc tạo nên nền tảng làm việc ổn định; khoa học và đạt hiệu quả cao.
– Về phẩm chất chính trị, lối sống:
Phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Có lối sống trong sạch, vững mạnh, gương mẫu thực hiện tốt các cuộc vận động.
Có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn; có ý thức kỷ luật.
– Tóm tắt những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân
+ Ưu điểm:
Phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, điều lệ, chủ trương của Đảng;
Chấp hành tốt sự phân công của Hiệu trưởng; phối hợp tốt với Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ;
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý thức kỷ luật tốt, đoàn kết;
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc, phấn đấu không ngừng trong công việc chuyên môn…
+ Hạn chế:
Trong công tác chỉ đạo chuyên môn còn thiếu nhạy bén; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.
Công tác chỉ đạo đoàn thể chưa đồng bộ.
Thứ ba: Phần kết luận
Địa điểm, thời gian viết bản tự nhận xét và chữ ký của người thực hiện.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, đăng ký nhãn hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm là bản tự kiểm điểm nêu rõ những nội dung về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, về phẩm chất đạo đức để dựa vào đó cấp trên sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm vị trí công tác.