Những năm gần đây, hoạt động mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra công khai, tràn lan khi thương mại điện tử. Các thông tin cá nhân này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn được thu thập trái pháp luật qua các hệ thống, thiết bị điện tử, gây ảnh hưởng không nhỏ đến bí mật riêng tư của người dân. Vậy hành vi bán thông tin ca nhân của người khác trên internet bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Những thông tin cá nhân nào thường bị bán trên internet?
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân.
Hiện nay, các thông tin cá nhân được bán chủ yếu trên internet như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, thông tin gia đình người thân, ảnh chụp, thông tin chức danh nghề nghiệp, công việc đang làm. Thậm chí, còn những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm hồ sơ y tế, hồ sơ thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng…
Thông tin dữ liệu cá nhân bị rao bán đã khiến nhiều người hoảng hốt và lo sợ khi thường xuyên nhận được những cuộc gọi lạ chèo kéo mua các sản phẩm về sức khỏe, giáo dục, vi tính quấy rối, làm phiền; thậm chí có thể bị làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, lừa đảo, tống tiền,…
Bán thông tin cá nhân của người khác trên internet bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 84 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định như sau:
Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân
2, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
… c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3, Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác trên internet khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc hủy bỏ dữ liệu những thông tin cá nhân thu thập được từ người khác.
Bán thông tin cá nhân của người khác trên internet có thể bị phạt đến 07 năm tù
Bán thông tin cá nhân của người khác trên mạng internet khi chưa được sự đồng ý của họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Căn cứ khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
… b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
Như vậy, hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân trên mạng internet khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hơn nữa, hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho thông tin khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin, còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
+ Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
+ Dẫn đến biểu tình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tùy trường hợp cụ thể, hành vi bán thông tin cá nhân của người khác trên internet còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hacker đánh cắp thông tin của người dùng internet bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 86 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: hành vi không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin mạng bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Căn cứ Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người dùng internet để lấy cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của họ thì phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Phạm tội này có thể bị phạt tù đến 12 năm.