Giấy khám sức khỏe là một trong những hồ sơ quan trọng; nhằm xác định tình trạng sức khỏe của một người. Đây, là một trong những loại giấy tờ khá phổ biến; được không ít doanh nghiệp, yêu cầu phải có trong trường hợp ứng tuyển việc làm hay một số công việc nhất định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau; thay vì chọn việc đi khám sức khỏe theo yêu cầu thì nhiều người lại chọn các mua bán giấy khám sức khỏe. Vậy, hành vi này bị xử lý thế nào theo quy định ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giấy khám sức khỏe là gì ?
Giấy khám sức khỏe chính là một trong những loại giấy tờ quan trọng do các cơ sở y tế; bệnh viện cấp cho cá nhân, trong đó ghi nhận các thông tin chi tiết về tình trạng; sức khỏe của một người một cách tổng quát nhất giúp cho các nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe; của ứng viên từ đó xem xét mức độ phù hợp với yêu cầu của công việc; hay nói cách khác người lao động; có đủ sức khỏe thể lực để đảm nhiệm các công việc được giao, tham gia công tác tại đơn vị, công ty hay không.
Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều các giao dịch; thủ tục hành chính hay theo quy định của pháp luật yêu cầu phải nộp giấy khám sức khỏe như xin việc; thủ tục nhập học cho học sinh, sinh viên, thi giấy phép lái xe,…Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan như: ngại đi khám; không có thời gian do quá trình khám sức khỏe trong các cơ sở y tế khá rườm rà; mất thời gian kết hợp với sự quản lí lỏng lẻo từ cơ quan nhà nước mà nhiều người trong hoặc ngoài các cơ sở khám chữa bệnh đã cung cấp; hoặc thậm chí là làm giả giấy chứng nhận sức khỏe để thu lợi.
Mua bán giấy khám sức khỏe cho người khác bị xử lý thế nào ?
Mua bán giấy khám sức khỏe là hành vi bị cấm bởi pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe….”
Theo đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh, hoặc cá nhân nào cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện theo quy định của pháp luật, thì có thể bị phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Mua bán giấy khám sức khỏe cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan; tổ chức, được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;…
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”…
Hiện nay, pháp luật không chỉ quy định người phạm tội là người làm giả con dấu; giấy tờ mà cả người sử dụng cũng bị coi là tội phạm nếu; biết rõ nhưng vẫn thực hiện hành vi mua bán, tiêu thụ. Như vậy, không chỉ người bán giấy khám sức khỏe mà ngay cả người mua, người sử dụng giấy khám sức khỏe giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bán giấy khám sức khỏe cho người khác bị xử lý thế nào ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài ra công chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức .
Người phạm tội có thể bị xử lý hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, công tác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy thuộc vào mục đích phạm tội của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp. Trường hợp này không xử lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức