Chào Luật sư. Tôi tên là Trương Hữu đang kinh doanh dịch vụ ăn uống, vào ngày 18/11 chúng tôi có tiếp đón 1 đoàn khách du lịch có khoảng 49 người, sau khi ăn tại nhà hàng chúng tôi có một số người bị ngộ độc thực phẩm nặng. Hiện tại, Cơ quan công an đang điều tra. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng, bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác bị xử phạt ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác bị xử phạt ra sao?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực, tiếng anh là Food poisoning. Đây là bệnh do ăn thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc do các sinh vật truyền nhiễm – bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng – hoặc độc tố của chúng.
Các sinh vật truyền nhiễm hoặc độc tố của chúng có thể làm ô nhiễm thực phẩm tại bất kỳ tại thời điểm chế biến. Nhiễm độc cũng có thể xảy ra ở nhà nếu thực phẩm được xử lý hoặc nấu không đúng cách.
Các triệu chứng ngộ độc thức ăn, có thể bắt đầu trong vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc, thường bao gồm buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Thông thường, ngộ độc thực phẩm là nhẹ và giải quyết mà không cần điều trị. Nhưng một số người cần phải đến bệnh viện.
Bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
- Tại Điểm b Khoản 10 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
Tại Khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điểm i và h Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
- b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;
- c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
- d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
- đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
- e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nào có hành vi Bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác thì có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, nếu người vi phạm là tổ chức thì có thể bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Ngoài ra, cá nhân và tổ chức còn phải chịu các hình phạt bổ sung và bắt buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.
Bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác gây chết người bị xử lý hình sự ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Làm chết người;
- c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
- d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- h) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- i) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ do quyết định của Tòa án.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất theo quy định năm 2022
- Cá độ bóng đá bao nhiêu tiền thì bị xử phạt theo quy định?
- Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào năm 2022?
- Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Bán đồ ăn gây ngộ độc cho người khác bị xử phạt ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến xâm phạm quyền tác giả trên internet của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline:0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, gần như tất cả mọi người sẽ bị ngộ độc thực phẩm ít nhất một lần trong đời.
Có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn những người khác. Các nhóm nguy cơ cao bao gồm:
+ Người cao tuổi: Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với các sinh vật truyền nhiễm như khi bạn còn trẻ.
+ Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của bạn có thể nghiêm trọng hơn khi mang thai. Hiếm khi, em bé của bạn cũng có thể bị bệnh.
+ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ thống miễn dịch của họ chưa phát triển đầy đủ.
Người mắc bệnh mãn tính: Những người mắc bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc AIDS – hoặc được hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn.
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng; phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất. Của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 27, 28, 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Các hoạt động của tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm hướng dẫn, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Quyền khởi kiện tập thể thông qua tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có nhiều điều kiện cũng như cơ hội để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Lợi ích của việc khởi kiện tập thể là tăng cường sức mạnh cho tập thể những người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi, tạo sức ép lớn lên thương nhân vi phạm và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước.