Chào Luật sư, tôi có việc quan trọng muốn hỏi. Cách đây vài tháng tôi có khởi kiện một người quen thiếu tiền tôi không trả. Kết quả giải quyết là Tòa án buộc họ trả nợ. Họ không thực hiện theo phán quyết của Tòa án. Vậy tôi có được phép yêu cầu cưỡng chế thi hành án hay không? Tôi nghe tin tối mốt họ sẽ trốn lên Bình Dương để không phải trả nợ. Ban đêm có được cưỡng chế thi hành án dân sự không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thi hành án dân sự là gì?
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ thi hành án dân sự. Có ý kiến cho rằng thi hành án dân sự chính là một dạng của hoạt động hành chính, bởi vì thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính chất điều hành và chấp hành. Mà hai đặc điểm điều hành và chấp hành chính là đặc trưng của hoạt động hành chính. Thêm nữa, thi hành án dân sự tại nước ta không phải là do toà án – cơ quan tư pháp tổ chức. Nhưng có một ý kiến khác cho rằng thi hành án dân sự chính là một dạng của hoạt động hành chính tư pháp bởi vì thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính chất điều hành và chấp hành quyết định của toà án – cơ quan tư pháp, trọng tài hoặc hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Có một ý kiến khác lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự nó gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, mang tính độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện.
Xét về góc độ pháp luật thì ý kiến thứ ba hợp lý hơn cả, bởi vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết các tranh chấp. Xét xử và thi hành án chính là quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Có thể nói, xét xử chính là tiền đề của thi hành án dân sự, nếu không có xét xử thì không có thi hành án dân sự và giai đoạn thi hành án dân sự chính là tiếp nối giai đoạn xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.
Đặc điểm của thi hành án dân sự thế nào?
Thi hành án dân sự mang tính độc lập: đây chính là đặc trưng của hoạt động tư pháp. Trên thực tế thi hành án là quá trình khá là phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án dân sự thường phải chịu tác động từ nhiều phía như toà án, các bên đương sự,…Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả của thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án phải được độc lập và không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp tổ chức thực hiện: cơ quan thi hành án dân sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của nhà nước bởi vì thế cơ quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp.
Thi hành án dân sự là nhằm mục đích đưa bản án, quyết định dân sự ra thực hiện trên thực tế. Đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án, quyết định giải quyết các vụ án dân sự.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Trước tiên tìm hiểu về hành vi cưỡng chế là gì? Cưỡng chế chính là hành vi dùng quyền lực của nhà nước để bắt buộc cá nhân, tổ chức nhằm mục đích bắt họ phải thực hiện những việc làm trái với ý muốn của họ. Cưỡng chế là hành vi gắn liền với hoạt động quản lý của nhà nước và nó là một trong các phương pháp chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước. Việc sử dụng phương pháp cưỡng chế nhằm mục đích thi hành pháp luật của nhà nước và duy trì được xã hội.
Thi hành án dân sự chính là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự trong vụ án dân sự đã được đưa ra xét xử và có bản án, quyết định của toà án và trong các bản án, quyết định đã xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng đương sự. Việc tự nguyện thi hành án của các đương sự được coi là một trong các biện pháp quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những người phải thi hành án mặc dù trên thực tế họ hoàn toàn có đủ điều kiện để thi hành án nhưng họ vẫn không tự nguyện thi hành án trong một thời hạn nhất định mà cơ quan thi hành án đã ấn định hoặc là họ sẽ tìm mọi cách để trốn tránh, trì hoãn thi hành án. Chính vì thế, để đảm bảo được quyền lợi của những người được thi hành án thì việc cưỡng chế thi hành án là việc hết sức cần thiết.
Cưỡng chế thi hành án dân sự chính là biện pháp của cơ quan thi hành án dùng quyền lực của nhà nước bắt buộc những người thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của mình và được cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án rõ ràng có điều kiện thi hành án mà lại không tự nguyện thi hành án.
Ban đêm có được cưỡng chế thi hành án dân sự không?
Khoản 2, điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời gian không tổ chức cưỡng chế thi hành án như sau:
Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, việc Cơ quan thi hành án dân sự huyện X tiến hành cưỡng chế để buộc gia đình bạn phải tháo dỡ công trình nhà ở xây dựng trái pháp luật vào lúc 23 giờ là hành vi trái quy định pháp luật.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền khiếu nại hành vi trái pháp luật nêu trên đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để được thụ lý, giải quyết. Cụ thể:
Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án
1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 142. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Như vậy, trong trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật nêu trên là Chấp hành viên thuộc cơ quan thi hành án dân sự huyện X, thì bạn có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huyện X để được thụ lý, giải quyết.
Trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huyện X, thì bạn có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Nếu không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại đó, bạn quyền khiếu nại lên Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
Thời gian nào được và không được cưỡng chế thi hành án dân sự?
Tại điều 9 của Luật Thi hành án dân sự đã quy định rõ:
“1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này”.
Như vậy, việc cưỡng chế thi hành án chỉ được cơ quan thi hành án áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án rõ ràng là hoàn toàn có đủ điều kiện để thi hành án nhưng họ lại không tự nguyện thi hành án, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dẫn đến hậu quả là người được thi hành án phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi lên cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án tổ chức thủ tục thi hành án. Như vậy, cưỡng chế thi hành án chỉ được áp dụng khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án trong một thời gian nhất định mà pháp luật về thi hành án quy định. Trừ những trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án.
Thời hạn tự nguyện thi hành án của người bị thi hành án sẽ là 10 ngày, kể từ ngày người bị thi hành án đã nhận được quyết định thi hành án hoặc người đó đã nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án. Điều này có nghĩa là kể từ khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực thì người bị thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình đối với người được thi hành án, tuy nhiên nếu như họ không tự nguyện thi hành án dẫn đến xâm phạm đến quyền lợi của người được thi hành án thì người được thi hành án hoàn toàn có quyền làm đơn lên cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Và kể từ khi cơ quan thi hành án nhận được đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án thì phải ra quyết định thi hành án trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thi hành án tiếp nhận được đơn yêu cầu thi hành án. Nếu sau thời hạn tự nguyện thi hành án mà người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Như vậy, cơ quan thi hành án không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian là 10 ngày kể từ ngày người bị thi hành án nhận được quyết định thi hành án.
Ngoài thời điểm nêu trên, cơ quan thi hành án cũng không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với người bị thi hành án trong những thời điểm sau:
– Trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
– Những ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
– Trong khoảng thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán;
– Các ngày truyền thống đối với những đối tượng chính sách, nếu những đối tượng đó là người phải thi hành án;
– Những trường hợp đặc biệt khác mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến phong tục, tập quán tại địa phương.
Ngoài những thời điểm nêu trên cơ quan thi hành án không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với người bị thi hành án, còn những thời điểm khác cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Mời bạn xem thêm
- Người thừa kế chết sau người để lại di sản xử lý ra sao?
- Mất căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
- Tra cứu số thẻ căn cước công dân online
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Ban đêm có được cưỡng chế thi hành án dân sự không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này
Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải do chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Vì thế, người được thi hành án họ không có quyền tự mình dùng các phương pháp để buộc người phải thi hành án thi hành những nghĩa vụ mà đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án.
Khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì chỉ có chấp hành viên đại diện cho cơ quan thi hành án dân sự mới là chủ thể có những thẩm quyền để ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế và lựa chọn những biện pháp cưỡng chế sao cho phù hợp.