Từ việc Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bán cổ phần trái quy định, có những khái niệm, định nghĩa và vấn đề liên quan. Cụ thể, dưới đây chúng tôi phân tích những vấn đề xoay quanh vấn đề bán cổ phần. Nhiều nhà đầu cơ kiếm lời bằng cách bán cổ phần trong nội bộ mà không báo cáo hoặc tiết lộ thông tin. Điều này gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cho nhiều nhà đầu tư, tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đảm bảo tính minh bạch trên thị trường chứng khoán. Cùng Luật sư X tìm hiểu bán “chui” cổ phiếu bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023?
Bán chui cổ phiếu là gì?
Trước tiên, pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm nào gọi là “bán chui cổ phiếu”. Đó là ngôn ngữ nói hằng ngày thể hiện việc cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 7 Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
Điều 33. Công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ
1. Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng (sau đây gọi chung là người nội bộ) và người có liên quan của các đối tượng này (sau đây gọi chung là người có liên quan) phải công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi thực hiện giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (như các giao dịch cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng chứng khoán và các trường hợp khác), cụ thể như sau:
a) Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và người có liên quan phải thực hiện theo thời gian, khối lượng, giá trị do Sở giao dịch chứng khoán đã công bố thông tin và chỉ được thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày có thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán;
c) Trường hợp thực hiện giao dịch mua trong các đợt phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc giao dịch chào mua công khai, đối tượng phải công bố thông tin theo quy định tại Điều này được miễn trừ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản này và thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động chào bán, phát hành, chào mua công khai;
d) Người nội bộ và người có liên quan không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm trong cùng một đợt đăng ký, giao dịch và chỉ được đăng ký, thực hiện giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó; ngoại trừ trường hợp công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là người có liên quan của người nội bộ thực hiện đăng ký, giao dịch mua và bán chứng khoán cho các quỹ ETF hoặc đầu tư theo chỉ định của khách hàng ủy thác tuy nhiên phải đảm bảo từng khách hàng ủy thác không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán trong cùng một đợt đăng ký;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Người nội bộ và người có liên quan là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với người nội bộ và người có liên quan.
2. Người nội bộ và người có liên quan không thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này thì phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
3. Quy định về nghĩa vụ công bố thông tin tại điểm a, b và d khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu của khách hàng là người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng hoặc người có liên quan của các đối tượng này.
4. Trường hợp sau khi đăng ký giao dịch, đối tượng đăng ký giao dịch không còn là người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng hoặc người có liên quan của các đối tượng này, đối tượng đăng ký giao dịch vẫn phải thực hiện việc báo cáo và công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp công ty chứng khoán là người có liên quan của người nội bộ của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc quỹ đại chúng niêm yết, khi thực hiện sửa lỗi giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết, công ty phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm hoàn thành giao dịch sửa lỗi.
6. Trường hợp công ty mẹ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên,…), cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thực hiện giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với người nội bộ và người có liên quan.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được các báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán của người nội bộ và người có liên quan theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty” .
Như vậy, bán chui cổ phiếu được hiểu là khi cổ đông sáng lập sở hữu cổ phiếu bị bị hạn chế chuyển nhượng trước và sau khi thực hiện giao dịch mà không công bố thông tin và gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông sáng lập theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.
Quy định đã có, những ai thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Ở đây chỉ là phạt vi xử phạt hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này.
Bán chui cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào?
Nếu bị các app cho vay tiền dọa nạt thì người bị dọa nạt có thể làm đơn và gửi đến công ty tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi dọa nạt khi đòi nợ, nếu các app này vẫn tiếp tục dọa nạt và bôi xấu danh dự thì có thể gửi đơn tổ cáo tới cơ quan Thanh tra để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài
CAND, theo quy định tại Luật Chứng khoán, khi các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp muốn bán cổ phiếu phải đăng ký với UBCKNN, các sở giao dịch chứng khoán. Điều này xuất phát từ việc những người này nắm được thông tin của doanh nghiệp nên rất có thể dẫn tới hành vi bán để trục lợi.
Vì tính chất nhạy cảm này, giao dịch cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp đại chúng bị hạn chế chứ không giống cổ phiếu do các cổ đông thông thường nắm giữ.
Bán “chui” cổ phiếu bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023?
việc người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người có liên quan của người nội bộ không công bố dự kiến giao dịch cổ phiếu theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ Khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 1% đến 2% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, bạn thực hiện cổ phiếu trị giá 100 triệu trên sàn chứng khoán bạn sẽ bị xử phạt cảnh cáo
Mời bạn xem thêm:
- Cổ phiếu niêm yết là gì? Ưu điểm của việc niêm yết cổ phiếu
- Điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu năm 2022
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu bao lâu được bán?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Bán “chui” cổ phiếu bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục hiến đất để làm lối đi chung… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ)
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ quy định như sau:
Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng (sau đây gọi chung là người nội bộ) và người có liên quan của các đối tượng này (sau đây gọi chung là người có liên quan) phải công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi thực hiện giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (như các giao dịch cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng chứng khoán và các trường hợp khác)
Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 quy định nội dung bản cáo bạch chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng gồm các nội dung sau:
– Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
– Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
– Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.