Bảo vệ môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối mà Đảng và Nhà nước ta đang phải đối mặt. Việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà đây là nghĩa vụ chung của toàn thể người dân, của mọi công ty doanh nghiệp. Nhà nước ta đã đặt ra những quy định nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường. Trong đó có quy định việc các doanh nghiệp, công ty khi có dự án thuộc quy định phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Vậy ” bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp” được viết như thế nào?. hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, công ty tôi hiện đang có một dự án nằm rong danh sách các dự án phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Luật sư có thể hướng dẫn tôi cách viết bản cam kết này được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cam kết bảo vệ môi trường là gì?
Cam kết bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ môi trường mang tính chất pháp lý ràng buộc giữa doanh nghiệp, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước về mặt trách nhiệm.
Dựa vào những đặc điểm cụ thể của dự án như điều kiện tự nhiên, tiến hành dự báo đánh giá những khía cạnh tích cự, tiêu cực, ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng trực tiếp mà quá trình hoạt động dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường.
Dựa trên cơ sở những dự báo, đánh giá này. Để có đề xuất những biện pháp nhằm phát huy những khía cạnh tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án đến với môi trường.
Mẫu cam kết bảo vệ môi trường được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lập ra để cam kết về việc bảo vệ môi trường.
Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường thường được nêu rõ thông tin của bên cam kết, nội dung cam kết…
Mục đích của lập cam kết bảo vệ môi trường?
Hồ sơ CKBVMT giúp chúng ta hiểu được những vấn để ảnh hưởng của dự án đối với môi trường bằng những phân tích, đánh giá, dự báo của mình. Qua đó đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
Là sơ sở pháp lý để chủ đầu tư thực hiện những cam kết, giảm giảm thiểu, hạn chế ảnh hưởng xấu đến với môi trường. Trong giai đoạn tiến hành dự án cũng như trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Liệt kê tất cả những yếu tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ô nhiễm của dự án như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…
Bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
Mời bạn xem và tải bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tại đây:
Thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
Các bước thực hiện thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nhà hàng tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
– Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức
– Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Bước 3: Bạn nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường.
Hướng dẫn cách điền bản cam kết bảo vệ môi trường
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được yêu cầu về hình thức cũng như yêu cầu về nội dung như sau:
Thông tin chung
– Tên Dự án: (đúng như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/phương án sản xuất – kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của Dự án)
– Tên cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
– Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
– Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
– Phương tiện liên lạc với cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).
Địa điểm thực hiện dự án
Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.
Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.
Các tác động môi trường
Các loại chất thải phát sinh
– Khí thải: …
– Nước thải: …
– Chất thải rắn: …
– Chất thải khác: …
(Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần)
Các tác động khác:
Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.
Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
Xử lý chất thải:
– Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
– Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Giảm thiểu các tác động khác:
Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Cam kết thực hiện
Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bản cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vợ ủy quyền cho chồng bán đất được không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Bước 1 : Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
Bước 2 Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
Bước 3 Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
Bước 4 Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
Bước 5 Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
Bước 6 Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
Bước 7 Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải. phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
Bước 8 Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
Bước 9 Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt (Gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Bước 10 Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
– Bản cam kết bảo vệ môi trường giúp các doanh nghiệp thấu hiểu được phạm vi, mức độ ảnh hưởng từ các hành vi hoạt động kinh doanh của mình, từ đó sẽ điều chỉnh hoặc đưa ra các phương pháp hữu ích nhằm bảo vệ môi trường.
– Nhằm liệt kê đầy đủ và chi tiết các yếu tố gây ô nhiễm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cùng phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khai thác môi trường an toàn, hiệu quả.
– Đây cũng là cơ sở pháp lý giúp các nhà đầu tư thực hiện những cam kết nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xuyên suốt từ lúc bắt đầu và thực thi dự án.
– Là một văn bản pháp lý cần thiết đáp ứng tiêu chí cần và đủ cho một dự án trước khi đi vào hoạt động.
– Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp các rắc rối liên quan đến môi trường.
– Việc sử dụng các nguồn lực khác liên quan đến dự án như quỹ đất dự trù, cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nước…được lên kế hoạch sẵn, không dẫn đến thụ động hoặc tốn nhiều chi phí để quy hoạch lại khi dự án đã đi vào hoạt động.