Xin chào luật sư X! Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đều phải là những chủ thể có năng lực hành vi. Bởi khi có năng lực hành vi thì chủ thể mới tự thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Với những chủ thể mất năng lực hành vi thì sẽ bị hạn chế, thậm trí không được tham gia vào các tham gia vào các quan hệ pháp luật. Theo quy định, những người mất năng lực hành vi dân sự sẽ được Tòa án ra bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Tôi muốn hỏi Luật sư bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự là gì?
Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Các mức độ của năng lực hành vi dân sự
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Năng lực hành vi một phần
- Mất năng lực hành vi dân sự
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Mất năng lực hành vi dân sự
Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, mất năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự
Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện của cá nhân được quy định như sau:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự
Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự
Hồ sơ yêu cầu ra bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự
- Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)
- Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn dựa trên cơ sở hợp pháp và có căn cứ.
Trình tự thủ tục yêu cầu ra bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp lệ, đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:
- Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
- Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
- Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.
- Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.
- Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Bước 4: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Mời bạn xem thêm
- Đất 50 năm có chuyển đổi được không?
- Sử dụng đất rừng sai mục đích bị xử lý thế nào?
- Loại đất không được chia thừa kế
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến soạn thảo tra cứu quy hoạch xây dựng của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ khi Tòa có thụ lý đơn yêu cầu, Tòa phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, Tòa phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cụ thể như sau: Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có mức thu là 300.000 đồng. Như vậy, Lệ phí yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự là 300.000 đồng.