Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.
Theo quy định hiện nay, án treo có được đi khỏi địa phương không? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Án treo có được đi khỏi địa phương không?
Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chúng ta có thể định nghĩa án treo như sau:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù
Điều này có nghĩa là án treo chỉ áp dụng cho người bị kết án phạt tù bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án khi có đủ các điều kiện luật định.
Một người bị kết án treo thì không phải thi hành án tại cơ sở giam giữ mà sẽ được tại ngoại ở địa phương dưới sự giám sát của chính quyền, công an. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Điều kiện để được hưởng án treo
Căn cứ Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, người phạm tội sẽ được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Có nhân thân tốt.
- Nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục
Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Án treo có được ra khỏi địa phương không?
Theo khoản 1 điều 92 Luật thi hành án hình sự năm 2019 và điểm a khoản 1 điều 31 Luật Cư trú năm 2020, người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, thực hiện việc khai báo tạm vắng.
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
Theo khoản 2 điều 92 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.
Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, UBND cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.
Như vậy, theo quy định người đang hưởng án treo vẫn được ra khỏi nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi đó. Mọi hoạt động của người đang hưởng án treo khi đi ra khỏi nơi cư trú sẽ được sự giám sát của Công an và các cấp chính quyền địa phương.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,trích lục khai tử bản chính, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Việc lao động, học tập của người bị phát án treo được quy định tại Điều 88 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau: Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 88 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nếu muốn chuyển sang tỉnh khác sinh sống và làm việc, người đang trong thời gian thử thách cần xin phép và có sự đồng ý của UBND xã nơi đang sinh sống. Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND xã, người này cần thực hiện khai báo tạm vắng tại địa phương và khai báo tạm trú tại nơi chuyển đến. Thời gian ra khỏi địa phương không quá 60 ngày/lần và tổng thời gian ở đó không được vượt quá 12 tháng. Nếu đã trải qua 2 năm thử thách ở quê nhà, thì thời gian chuyển sang địa phương khác sống sẽ thoải mái vì thời gian thử thách còn lại dưới 12 tháng, chỉ cần 60 ngày có mặt tại quê để khai báo 1 lần.
Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:
“Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.“
Như vậy, công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.