Chào Luật sư, anh họ tôi là an ninh sân bay nhưng họ hàng nói anh ấy là công an. Luật sư cho tôi hỏi An ninh sân bay có phải công an không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về An ninh sân bay có phải công an không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật hàng không dân dụng Việt Nam
An ninh hàng không là gì?
Khái niệm về an ninh hàng không đã được quy định rõ trong Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng Việt Nam. Nội dung như sau:
An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Mục tiêu là bảo vệ an toàn cho hành khách, cho tàu bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Ở thời điểm hiện tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định vô cùng chặt chẽ trong ngành an ninh hàng không. Đây là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng với nền quốc phòng an ninh, có mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc tới nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ yếu tố con người cho đến vật chất, cụ thể là tàu bay đều được giám sát trực tiếp cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đến mức chi tiết trong tất cả mọi hoạt động diễn ra ở sân bay.
Bên cạnh đó, các tổ chức an ninh hàng không đều được tổ chức bài bản, có khuôn mẫu. Mọi quy trình tuyển dụng, đào tạo đều vô cùng nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Tại tất cả các cảng hàng không, lực lượng túc trực bắt buộc phải có mặt thường xuyên. Như vậy mới có thể kịp thời ngăn ngừa, ứng phó với bất cứ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.
Đối với Việt Nam, cơ quan chức năng an ninh hàng không phải đảm bảo được việc thi hành các biện pháp và hoạt động an ninh theo đúng những nhiệm vụ và chức năng sau
Nhiệm vụ của lực lượng an ninh hàng không là gì?
+ Khi phát hiện những hành vi có dấu hiệu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không, lực lượng an ninh cần phải thực thi những biện pháp nghiệp vụ. Đồng thời bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không.
+ Khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng đến an ninh hàng không, các nhân viên an ninh sẽ báo cáo và đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
+ Lực lượng an ninh hàng không cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay,…
+ Khi đối tượng có những hành vi can thiệp bất hợp pháp, chống đối, quấy rối, lực lượng an ninh sẽ có quyền trấn áp, thu giữ tang vật để bàn giao cho cơ quan chức năng mà không cần phải lập biên bản.
+ Lực lượng an ninh hàng không sẽ được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
Chức năng của lực lượng an ninh hàng không?
Chức năng của ngành an ninh hàng không tại quốc gia Việt Nam đã được quy định rõ tại Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng. Nội dung cụ thể như sau:
- Đảm bảo tính hợp pháp
Toàn bộ lực lượng thuộc biên chế ngành an ninh hàng không phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trong khu vực theo đúng với các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, công an nhân dân, quốc phòng, phòng chống khủng bố và nhiều điều luật khác có liên quan.
- Kiểm tra, soi chiếu nghiêm ngặt
Lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được lơ là nhiệm vụ kiểm tra và soi chiếu hàng hoá, con người. Việc giám sát phải được duy trì thường xuyên trên tất cả các yếu tố như tàu bay, hành khách ra vào, hành lý, hàng hoá. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khả nghi, có nguy cơ uy hiếp đến an ninh hàng không, lực lượng an ninh cần lập tức phản ứng, thực thi quyền được lục soát. Khi đối tượng có biểu hiện chống đối, lực lượng an ninh có quyền bắt giữ ngay lập tức.
- Thiết lập khu vực cấm, khu vực hạn chế
Tại các cảng hàng không, lực lượng an ninh hàng không có chức năng thiết lập vành đai, khu vực cấm, hạn chế di chuyển nhằm mục đích bảo vệ tàu bay cùng những trang thiết bị và công trình tại đó.
- Kiểm tra chặt chẽ đối với nhân viên nội bộ
Sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được phép chủ quan. Kể cả với nội bộ lực lượng an ninh, nội bộ nhân viên sân bay cũng phải được kiểm tra kỹ càng. Điều này giúp ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các âm mưu khủng bố, đe doạ an ninh sân bay.
- Cấm việc chuyên chở vật phẩm nằm trong danh mục cấm
Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thi hành các biện pháp phòng ngừa, cấm triệt để việc chở hàng hoá bất hợp pháp, hàng nằm trong danh mục cấm.
- Cấm vận đối với hành khách có hành vi quấy rối, ảnh hưởng an ninh
Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thực thi lệnh cấm vận vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với các đối tượng có hành vi quấy rối và cản trở bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
An ninh sân bay có phải công an không?
Lực lượng An ninh trên không thuộc Bộ Công an là lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, phòng ngừa và xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp, đảm bảo an ninh trên chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam. Vì vậy an ninh sân bay không phải công an.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “An ninh sân bay có phải công an không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề xin xác nhận độc thân hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Học viện Hàng không Việt Nam
Theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng:
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải.
Địa bàn hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cảng hàng không, sân bay; trên tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hoá, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ; có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu riêng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Điều 9 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về lục soát an ninh hàng không như sau:
Điều 9. Lục soát an ninh hàng không
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại địa bàn quản lý của cảng hàng không, sân bay thực hiện lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, hành khách, thành viên tổ bay, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, người có hành vi phát ngôn và hành lý của người đó.
Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn và hành lý, đồ vật của người đó.
Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.