Chứng thư số là một thuật ngữ được nhắc nhiều đến khi nói về chữ ký số? Vậy quy định pháp luật về chứng thư số như thế nào? Trường hợp nào chứng thư số bị thu hồi? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP
- Thông tư 10/2020/TT-NHNN
Chứng thư số là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP: Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Chứng thư số có nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
– Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Tên của thuê bao.
– Số hiệu chứng thư số.
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
– Khóa công khai của thuê bao.
– Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
– Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Thuật toán mật mã.
– Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chứng thư số bị thu hồi trong trường hợp nào?
Ngân hành Nhà nước ban hành Thông tư 10/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 28/2015/TT-NHNN quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, quy định các trường hợp chứng thư số của thuê bao bị thu hồi trong các trường hợp sau:
– Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Theo đề nghị thu hồi chứng thư số của tổ chức quản lý thuê bao;
– Tổ chức quản lý thuê bao có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
– Có đủ căn cứ xác định thuê bao vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng khoá bí mật và thiết bị lưu giữ khoá bí mật;
– Chứng thư số hết hiệu lực sử dụng
Quy trình cấp chứng thư số cho thuê bao
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu cấp chứng thư số
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao như sau:
– Đơn cấp chứng thư số theo mẫu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
– Giấy tờ kèm theo bao gồm:
+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
+ Đối với tổ chức:
Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
Chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Kiểm tra thông tin
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp chứng thư số cho thuê bao sau khi kiểm tra được các nội dung sau đây:
– Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số của thuê bao là chính xác;
– Khóa công khai trên chứng thư số sẽ được cấp là duy nhất và cùng cặp với khóa bí mật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số.
Ngoài ra, chứng thư số chỉ được cấp cho người đề nghị cấp và phải có đầy đủ những thông tin được quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
– Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Tên của thuê bao.
– Số hiệu chứng thư số.
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
– Khóa công khai của thuê bao.
– Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
– Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Thuật toán mật mã.
– Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 3: Công bố chứng thư số đã cấp cho thuê bao
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chỉ được công bố chứng thư số đã cấp cho thuê bao trên cơ sở dữ liệu về chứng thư số của mình sau khi có xác nhận của thuê bao về tính chính xác của thông tin trên chứng thư số đó;
Thời hạn công bố: Chậm nhất là 24 giờ sau khi đã có xác nhận của thuê bao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lưu ý:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không được từ chối cấp chứng thư số cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số nếu không có lý do chính đáng.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tạo và chuyển giao chứng thư số cho thuê bao.
Gia hạn chứng thư số cho thuê bao như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
– Ít nhất là 30 ngày trước ngày hết hạn của chứng thư số, thuê bao có quyền yêu cầu gia hạn chứng thư số.
– Khi nhận được yêu cầu gia hạn của thuê bao, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có nghĩa vụ hoàn thành các thủ tục gia hạn chứng thư số trước khi hết hiệu lực.
Lưu ý: Trường hợp thay đổi khóa công khai trên chứng thư số được gia hạn, thuê bao phải yêu cầu rõ;
Việc tạo khóa, phân phối khóa và công bố chứng thư số được gia hạn thực hiện theo các quy định tại Mục 2, Mục 4.
Có thể bạn quan tâm
- Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không?
- Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về chủ đề “Chứng thư số bị thu hồi trong trường hợp nào?“.
Nếu có thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan đến giấy tờ hành chính, thủ tục làm CCCD, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, thủ tục trích lục đăng ký kết hôn online …. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn của chứng thư số cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được quy định tại Điều 19 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 19. Thời hạn chứng thư số cấp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Chứng thư số cấp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thời hạn 05 năm.”
Vậy, chứng thư số có thời hạn là 05 năm.
Chữ ký số doanh nghiệp là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu; sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người nhận được thông điệp dữ liệu ban đầu; có thể xác nhận định danh nguồn gốc và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đã ký số.
Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử, có chức năng và hiệu lực tương đương với chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu trên nền tảng số. Chứng thư số được sử dụng trong môi trường máy tính và internet với vai trò xác nhận danh tính hợp pháp của một cá nhân hoặc một tổ chức.