Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về trách nhiệm bản thân về an ninh phi truyền thống là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay vấn đề an ninh phi truyền thống là một vấn đề nguy hiểm và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII và XIII gần đây, Đảng đều có nhắc về cụm từ an ninh phi truyền thống. Để phòng chống an ninh phi truyền thống bản thân của mỗi người dân Việt Nam sẽ là một yếu tố hàng đầu. Vậy theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bản thân về an ninh phi truyền thống là gì?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về trách nhiệm bản thân về an ninh phi truyền thống là gì? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thế nào là an ninh phi truyền thống?
An ninh truyền thống: Là khái niệm đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, đề cập tới an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống. Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia, loại trừ những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản đó.
An ninh quốc gia là: “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. (Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2004).
Quan niệm an ninh truyền thống theo quan điểm của Đảng là: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng, văn hóa, xã hội và an ninh thông tin. Như vậy, an ninh quốc gia chính là sự ổn định, bình yên của đất nước, của chế độ; là trạng thái yên ổn, thanh bình trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
An ninh phi truyền thống: :Là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và cả toàn cầu.
An ninh phi truyền thống là khái niệm xuất hiện khá lâu sau an ninh truyền thống, là một khái niệm về một trạng thái an ninh khác với an ninh truyền thống, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống.
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống, chưa thống nhất mà tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưa quan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống.
Tại Việt Nam, có thể chia thành hai trường phái:
Trường phái thứ nhất: Quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. Nó không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh truyền thống.
Trường phái thứ hai: Quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Quan niệm này xuất phát từ mối tương quan, so sánh với an ninh truyền thống, rõ ràng hơn về mặt ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thông có thể dẫn tới xung đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, hầu hết theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức quan niệm an ninh phi truyền thống là đối lập với an ninh truyền thống, bao gồm các lĩnh vực an ninh ngoài quân sự, phi vũ trang.
An ninh phi truyền thống không chỉ bó hẹp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bao gồm bảo vệ con người, môi trường sống, kinh tế, văn hóa… mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
Đại hội XII của Đảng, phần phương hướng: “Sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống”. Đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.
Đặc điểm của an ninh phi truyền thống là gì?
– Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia. Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác.
– Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước.
– Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng đồng, rồi quốc gia – dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia – dân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia.
– Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh…) và những vấn đề mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phi quân đội (khủng bố, tội phạm có tổ chức…)
– Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử (dịch bệnh, khan hiếm lương thực, khủng bố…) nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn, truyền thông chưa phát triển hoặc vấn đề quyền con người chưa được quan tâm, nên ít hoặc không được quan tâm. Nhưng ngày nay, do tác động của toàn cầu hóa, mặt trái của sử dụng thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ, sự mở rộng các phương tiện truyền thông đa phương tiện,… các vấn đề an ninh phi truyền thống có điều kiện phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh hưởng lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại.
– Các mối đe dọa an ninh phim truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài, vì nó tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược và môi trường sống).
– Giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước. Còn an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang – quân sự là chính, còn ngoại giao là hỗ trợ. Khó khăn nhất của việc giải quyết các vấn đề của an ninh phi truyền thống toàn cầu chính là việc đồng thuận giữa các quốc gia trong việc đóng góp những chi phí khắc phục.
– Từ các dấu hiệu đặc trưng nêu trên có thể khái quát đặc điểm nhận diện an ninh phi truyền thống: “Là việc bảo đảm an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố… Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoặc toàn cầu, do tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học – công nghệ”.
Trách nhiệm bản thân về an ninh phi truyền thống là gì?
Một, nâng cao nhận thức về các mỗi đe dọa an ninh phi truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninh nhân loại:
– Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về an ninh phi truyền thống
- Thứ nhất: Đảng ta luôn đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an ninh truyền thống, trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù vẫn tiềm tàng và biểu hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hòa bình vẫn là chủ đạo, còn vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên gay gắt.
- Thứ hai: Các thách thức an ninh phi truyền thống đang diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của sử dụng thành tựu khoa học công nghệ.
- Thứ ba: Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: An ninh con người, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… Phạm vi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ còn mở rộng và diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và bổ sung kịp thời.
- Thứ tư: Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không của riêng Việt Nam mà mang tính toàn cầu.
- Thứ năm: Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống có khả năng chuyên hóa thành an ninh truyền thống, như xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn chính trị.
-Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cả hệ thống chính trị, các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.
- Phát huy trách nhiệm mỗi chủ thể trong việc chủ động phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống.
- Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội về mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau.
– Hai, chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
- Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phân loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với đặc điểm khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi truyền thống phù hợp.
- Chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi truyền thống, nâng cao tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trên từng lĩnh vực.
- Chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi truyền thống, nâng cao tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trên từng lĩnh vực.
- Chủ động xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị an ninh phi truyền thống ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể; thường xuyên diễn tập để tránh rơi vào thế bị động khi xảy ra tình huống bất thường,
- Giữ vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn giáo một cách khéo léo, giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa của xung đột.
- Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với hoạt động quản trị an ninh phi truyền thống.
- Tiếp tục hoàn thiện quản lý Nhà nước về an ninh phi truyền thống, tự xây dựng, hệ thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ chuyên nghiệp.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Sự tham gia của người dân trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Bốn, Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
- Quán triệt quan điểm của Đảng ta, thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế lòng tin và hoàn thiện khung khổ thể chế giữa các nước về an ninh phi truyền thống – cơ sở cho hợp tác quốc tế có hiệu quả.
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hợp tác về phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua cơ chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt.
- Tăng cường chia sẻ thông tin giữa Việt Nam với các nước trên từng nội dung về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua thiết lập cơ chế hợp tác cụ thể và hữu hiệu.
- Hợp tác quốc tế về chia sẻ thành tựu khoa học – công nghệ, đào tạo nhân lực và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thông.
Năm, huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
- Nguồn tài chính ngân sách: Nguồn tài chính ngân sách hằng năm có được nhờ thu thuế, được Quốc hội phân bổ thông qua kế hoạch tài khóa hằng năm để phục vụ cho chi thường xuyên và đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
- Nguồn tài chính doanh nghiệp: Đây là nguồn tài chính rất quan trọng đóng góp vào phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Không ít tác nhân gây ra mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ các doanh nghiệp, do đó sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động phòng ngừa và ứng phó có ý nghĩa rất quan trọng.
- Xây dựng quan hệ đối tác công – tư trong các hoạt động phòng ngừa và tung phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống: Đây là phương thức đang được sử dụng phổ biến trong thế giới ngày nay, nhằm kết nối khu vực công và khu vực tư trong một mục tiêu chung bảo đảm an ninh và phát triển bền vững. Thiết lập quan hệ đối tác công – tư có thể dưới nhiều dạng khác nhau như: “Lãnh đạo công, quản trị tư”; “Đầu tư tư, sử dụng công”; “Đầu tư công, quản trị tư”; “Tư nhân tổ chức cung ứng, nhà nước chi trả phí và kiểm soát chất lượng”;…
- Nguồn tài chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của nhân dân, các nhà tài trợ: Đối với cộng đồng tự quản, trước các nguy cơ an ninh phi truyền thống ngày càng khó lường, cần thiết phải thiết lập các quỹ phòng ngừa, ứng phó tại chỗ với sự đóng góp của nhân dân theo hình thức tự quản, như xử lý rủi ro từ bão lụt, dịch bệnh, phòng ngừa ma túy, hậu quả di cư tự do… Đối với các cơ quan chức trước giới hạn của nguồn lực đầu tư từ phía nhà nước, sự giúp đỡ, ủng hộ tích cực nguồn tài chính của doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nguồn tài chính quốc tế: Phối hợp về thông tin, lực lượng và chia sẻ nguồn lực tài chính giữa các quốc gia thì mới có thể phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả, nhất là chia sẻ nguồn lực tài chính giữa nước giàu và nước nghèo trong điều kiện thế giới phát triển mất cân đối. Tất nhiên, trong quá trình viện trợ cho phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, các quốc gia tài trợ còn có những mục tiêu riêng để gây ảnh hưởng lên các quốc gia nhận viện trợ và thúc đẩy thay đổi công nghệ có lợi cho giới tư bản nên các quốc gia nhận tài trợ cần phải nhận diện được tính hai mặt của nó để khai thác được mặt tích cực và hạn chế mặt.
Nguồn: Internet.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trách nhiệm bản thân về an ninh phi truyền thống là gì?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; công ty tạm ngưng kinh doanh, cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hậu quả từ an ninh phi truyền thống có thể gây ra mất ổn định đất nước trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
– Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố và tội phạm ma túy,… sẽ có tác động trực tiếp làm kìm hãm phát triển kinh tế, gia tăng đói nghèo.
– Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau làm thay đổi kết cấu xã hội, mâu thuẫn nội bộ gia tăng, tạo tâm lý bất bình, chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã hội trầm trọng.
– Tác động của an ninh thông tin có thể gây rối loạn hệ thống mạng của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống điều khiển quốc gia; tạo ra các luồng thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
– Sức mạnh quốc phòng thể hiện trực tiếp ở sức mạnh quân sự và phản ánh ở các tiềm lực quốc gia về chính trị tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự, an ninh.
– Về chính trị tinh thần: Tạo tâm lý hoang mang, làm suy giảm ý chí, quyết tâm và lòng tin của nhân dân đối với chế độ; đồng thời, có thể làm gia tăng mâu thuẫn xã hội, nhất là giữa các tầng lớp dân cư.
– Về kinh tế: Làm kìm hãm, thậm chí phá hoại sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế; làm suy giảm đáng kể khả năng dự trữ và huy động cơ sở vật chất từ nền kinh tế cho các nhiệm vụ quốc phòng cũng như khả năng đầu tư cho quốc phòng nói chung, cho hiện đại hóa quân đội nói riêng.
– Về khoa học công nghệ: Tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, | thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, để lại hậu quả nghiêm trọng trong nhiều năm, tiêu tốn nhiều tiền của. Đặc biệt là nguy cơ sử dụng vũ khí sinh thái, tội phạm công nghệ cao.
– Nguy cơ xung đột và chiến tranh được hình thành từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, cả bên trong và bên ngoài, trong đó có các nguyên nhân từ tác động của an ninh phi truyền thống, nhất là từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, xung đột dân tộc, sắc tộc và khai thác tài nguyên,… Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác động của an ninh phi truyền thống có thể ít xây ra nhưng không thể không dự báo để chủ động phòng ngừa.
– Hiện nay, các loại tội phạm về an ninh mạng, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội rửa tiền và các loại tội phạm trên lĩnh vực thương mại, đầu tư,… vẫn diễn biến phức tạp và là một trong những nhân tố gây mất ổn định, nhất là trên các tuyến biên giới, có thể làm tổn hại tới quan hệ với các nước.
– Nguy cơ từ an ninh phi truyền thống tác động đến quốc phòng Việt Nam không chỉ từ các vấn đề trong, nước mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới.