Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay chúng ta thường bắt các trường hợp một số chiến sĩ bộ đội biên phòng sau một khoảng thời gian công tác sẽ được điều chuyển sang ngành công an. Điều này gây thắc mắc đối với nhiều người vì Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là 02 bộ hoàn toàn khác nhau về chức năng và nhiệm vụ, nhưng tại sao lại xuất hiện tình trạng chuyển ngành chéo như thế này. Vậy thực chất việc bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014
Chính sách của Nhà nước về biên phòng tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về biên phòng như sau:
– Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
– Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
– Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
– Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
– Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
– Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như sau:
– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:
- Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động;
- Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.
– Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
- Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.
– Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng:
- Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
- Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
- Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
– Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng
- Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
- Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về quyền hạn của Bộ đội Biên phòng như sau:
– Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
– Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
– Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
– Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
– Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các hành vi bị nghiêm cấm về trong bộ đội biên phòng Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng như sau:
– Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
– Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.
– Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.
– Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
– Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 và Điều 9 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
– Chỉ đạo Công an địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý tình huống an ninh, trật tự ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới.
– Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng bắt giữ người vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới đang lẩn trốn ở địa bàn nội địa theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
– Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ kiểm soát xuất nhập cảnh.
– Khi có đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan thông báo cho các bộ, cơ quan này thông tin vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, thông tin về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại khu vực biên giới và các thông tin khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn Bộ đội Biên phòng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay không có quy định cụ thể về việc bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ Công an, tuy nhiên trên thực tế làm việc và công tác thì có xuất hiện tình trạng bộ đội biên phòng chuyển sang ngành công an. Thực tế cho thấy các đồng chiến sĩ bộ đội biên phòng theo chuyên ngành (ma tuý , trinh sát, …) có nguyện vọng hoặc theo nhu cầu về công tác cán bộ của Bộ Công an thì có thể chuyển sang lực lượng Công an nhân dân công tác và phải được cơ quan cấp trên có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt. Về quân hàm khi chuyển qua Công an nhân dân thì tuỳ theo quy định của từng cơ quan mà chuyển đổi, nhưng thông thường là giữ nguyên quân hàm.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng như sau:
– Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
– Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng như sau:
– Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
– Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.
– Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard.
– Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao