Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi muốn di chuyển bất kỳ đâu nhưng bạn không có phương tiện di chuyển thì bạn phải ký kết một bản hợp đồng vận chuyển hành khách với các nhà xe tại Việt Nam. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển hành khách, một trong các vấn đề mà bạn phải xác định, đó chính là đối tượng của hợp đồng mà bạn đang ký kết là ai. Vậy theo quy định của pháp luật thì đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định Việt Nam là ai?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh vận tải ô tô là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải ô tô được quy định như sau:
– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô mới năm 2022
Theo quy định tại Chương II Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô hiện nay theo quy định của pháp luật hiện nay gồm 02 dạng đó là kinh doanh vận tải hàng khách và vận tải hàng hoá. Trong đó.
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
– Vận tải hàng hoá bằng ô tô.
Quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô mới năm 2022 như thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 thì Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp như sau:
– Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
– Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Các hình thức kinh doanh;
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định Việt Nam
Theo quy định tại Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách như sau: Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là bên vận chuyển và hành khách.
Theo quy định tại Điều 523 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách như sau:
– Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.
Quyền của các bên khi tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách
Theo quy định tại Điều 525 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên vận chuyển như sau:
– Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.
– Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:
- Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
- Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
- Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Theo quy định tại Điều 527 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của hành khách như sau:
– Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thoả thuận.
– Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.
– Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.
– Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
– Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.
Nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách
Theo quy định tại Điều 524 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau:
– Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận.
– Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
– Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 526 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của hành khách như sau:
– Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
– Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận.
– Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định Việt Nam″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đơn xin trích lục hồ sơ địa chính; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh vận tải ô tô không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
– Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 525 của Bộ luật Dân sự 2015
– Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ luật Dân sự 2015.