Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về nguyên nhân và giải pháp của tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại các thành phố lớn của Việt Nam, tình trạng tắc nghẽn xe là tình trạng xảy ra phổ biến. Đặc biệt là tại các giờ cao điểm như giờ đi học, giờ đi làm, giờ tan ca thì tình trạng tắc nghẽn xe càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Tình trạng tắc nghẽn xe khiến cho nhiều người mặc dù đoạn đường di chuyển chỉ có 02 km nhưng phải mất từ 01 -02 tiếng để di chuyển đến nơi. Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân và giải pháp của tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân và giải pháp của tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Chính sách phát triển giao thông đường bộ tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 5 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chính sách phát triển giao thông đường bộ
– Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ.
– Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
– Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
– Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Nguyên nhân và giải pháp của tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam
Nguyên nhân tắc nghẽn giao thông
Thứ nhất, do ý thức của người dân: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam. Nhiều người muốn di chuyển giao thông nhanh thường hay có các hành vi chen vào làn xe của xe ô tô và ngược lại nhiều xe ô tô muốn đi nhanh thường chen vào các làn xe dành cho xe máy. Từ đó khiến cho việc di chuyển bị kẹt cứng, nhất là tại các khu vực có đèn giao thông. Không những thế nhiều xe chạy ngược chiều xen vào các dòng xe chạy đúng chiều khiến cho việc kẹt xe càng trở nên trầm trọng.
Thứ hai, Do thời tiết tác động: Mưa và gió là hai nguyên nhân về thời tiết gây tắc nghẽn giao thông thường xuyên tại Việt Nam. Mưa lớn gây ra ngập đường khiến cho nhiều xe máy, xe ô tô lưu thông chết máy hàng loạt không di chuyển được từ đó dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Gió lớn trước khi mưa, bão khiến cho nhiều xe di chuyển bị ngã hàng loạt khiến cho việc di chuyển xe bị ngừng lại tập thể, từ đó gián tiếp gây tắc nghẽn giao thông.
Thứ ba, số lượng xe lưu thông ngày càng nhiều: Tại Việt Nam cứ hàng năm lại có một số lượng lớn xe tham gia giao thông tại Việt Nam đặc biệt là xe máy. Theo ước tính tại Việt Nam trung bình 01 gia đình có ít nhất 02 chiếc xe máy. Chính vì khối lượng xe máy di chuyển nhiều nhất là vào giờ đi làm và giờ tan ca là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều công trình được xây dựng trên đường: Tại Việt Nam hiện nay mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đang được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân tại Việt Nam. Việt Nam chưa có nhiều cầu vượt, hệ thống giao thông công cộng mạnh. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn giao thông là chuyện đương nhiên.
Thứ năm, việc điều tiết giao thông chưa tốt đối với phương tiện công cộng: Hiện nay lực lượng CSGT chưa đủ đáp ứng được nhu cầu điều tiết giao thông 24/24 tại Việt Nam, cho nên mỗi khi có mưa, hay tai nạn giao thông, lực lượng CSGT khá vất vả trong việc điều tiết giao thông tại Việt Nam.
Thứ sáu, mức phạt chưa đủ răn đe, lực lượng chức năng chưa nghiêm: Hiện nay mặt dù đã có sự đổi mới về mức phạt giao thông, tuy nhiên mức phạt trên được xem là mức xử phạt còn quá nhẹ và không có tính răn đe cao. Phần lớn CSGT khi gặp tình trạng tắc nghẽn thường sẽ nhắc nhỡ và sẽ tiến hành điều tiết giao thông ngay để giảm thiểu nhanh nhất tình trạng kẹt xe, điều này khiến cho người dân cảm thấy hành vi gây ra kẹt xe của mình không phải là một hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ bảy, lý do khách quan: Như tai nạn giao thông, xe bị hư giữa đường, tựu trường khai giảng, sửa chữa cầu đường, đợi xe lửa, có lễ hội lớn, đi bão cổ vũ, … cũng là những nguyên nhân gây ra tắc nghẽn giao thông phổ biến tại Việt Nam.
Giải pháp của tắc nghẽn giao thông
– Phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hàng khách công cộng:
Phát triển hệ thống vận tải hàng khách công cộng là giải pháp bền vững nhất nhằm giảm tắc nghẽn giao thông. Vài năm trở lại đây, do giá xe ô tô cá nhân (xe con) giảm, vì vậy số lượng xe con lưu thông trên đường tăng đáng kể. So với đi lại bằng phương tiện vận tải hàng khách công cộng thì diện tích chiếm chỗ của hành khách đi bằng xe con và xe máy cao gấp nhiều lần, đây chính là nguyên nhân làm tắc nghẽn giao thông trên các tuyến phố. Khi phát triển hệ thống vận tải hàng khách công cộng với tiêu chí thuận tiện cho hành khách là trên hết thì chắc chắn hành khách sẽ sử dụng phương tiện vận tải hàng khách công cộng để đi lại. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cần được thực hiện một cách khoa học mới mang lại hiệu quả, nếu không sẽ gây lãng phí và tắc nghẽn giao thông vẫn không khắc phục được. Trong thời gian qua, ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mặc dù hệ thống vận tải hàng khách công cộng có sự phát triển, nhưng sự thuận tiện cho hành khách vẫn không được cải thiện là mấy, một trong những hạn chế đó là thể hiện sự không thuận tiện: Điểm dừng, đỗ chưa được hợp lý, xe buýt chạy ẩu, hay xảy ra tai nạn, tệ nạn trộm cắp trên xe và tại điểm dừng vẫn xảy ra thường xuyên.
– Hạn chế xây dựng chung cư nội đô:
Diện tích đô thị không thể tự rộng ra được, trong khi chính quyền cứ cho phép xây dựng các dự án chung cư cao tầng ở nội đô, điều đó làm tăng mật độ dân cư, tăng lưu lượng hành khách đi lại trên đường dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tính toán khoa học để có phương án quy hoạch cho đô thị một cách khoa học, diện tích đô thị cần có sự bố trí đều đặn và hợp lý về mục đích sử dụng, khu chung cư phải gắn liền với các tiện ích cơ bản như trường học, bệnh viện, khu mua sắm, khu vui chơi giải trí, tránh sự xây dựng không đồng bộ sẽ phát sinh các chuyến đi chồng chéo gây tắc nghẽn giao thông. Thực tế rất khó làm được điều này vì diện tích đất của đô thị bị hạn chế, các chung cư cao tầng chỉ bố trí được diện tích tầng hầm cho đỗ xe, tầng 1, 2 là khu mua sắm, còn diện tích dành cho trường học, bệnh viện lại phải bố trí một khu riêng biệt khác nằm ngoài khả năng của chủ đầu tư, còn chính quyền đô thị thì hầu như ít có sự tính toán và quan tâm đúng mức đến nội dung này. Ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cần phải xem xét và điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng chung cư cao tầng, cần có sự tính toán sao cho mật độ dân cư ở trong ngưỡng cho phép.
– Quy hoạch liên hoàn:
Vấn đề quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hàng khách công cộng cũng như quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như bến xe, nhà ga đường sắt, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, nhà ga hàng không, điểm trung chuyển phải khoa học, có sự điều tra kỹ càng về quy luật luồng hành khách đi lại, từ đó mới có phương án sự bố trí thật liên hoàn, tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp khi khai thác các công trình giao thông. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cần phải chú trọng nội dung này khi thiết kế hệ thống tuyến xe buýt, bên cạnh đó cần có sự điều chỉnh cho phù hợp ở từng thời kỳ khác nhau.
– Nâng cao ý thức và văn hóa giao thông:
Ý thức tham gia giao thông của người dân rất quan trọng trong vấn đề giảm tắc nghẽn, đi lại đúng làn đường, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông cũng như chỉ dẫn của CSGT sẽ làm cho luồng phương tiện lưu thông tuần tự, nhịp nhàng, suôn sẻ. Thời gian qua, ở nhiều đô thị, sự tắc nghẽn giao thông xảy ra là do người tham gia giao thông đi không đúng làn, chen lấn dẫn đến va quệt và xảy ra sự cố, người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng nhau góp phần giảm tắc nghẽn, những nội dung này cần được cập nhật ở các trường học, cơ quan, tổ chức, cụm dân cư, bằng nhiều hình thức phong phú, dần dần sẽ nâng cao ý thức tham gia giao thông cho mọi người. Đi đôi với tuyên truyền giáo dục, cần có sự thưởng phạt rõ ràng, công minh đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp đi sai làn đường, chen lẫn, đi ngược chiều… Có như vậy sẽ góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông tốt hơn.
– Giải pháp tài chính:
Nhà quản lý đô thị cần có kế hoạch về tài chính dành cho nâng cấp, mở rộng hệ thông mạng lưới đường giao thông, quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hàng khách công cộng đồng bộ phù hợp với sự tăng trưởng nhu cầu đi lại của người dân, khuyến khích trợ giá cho các doanh nghiệp tham gia vận tải hàng khách công cộng để giảm giá vé, quy hoạch để tăng số tuyến, qua đó tăng sự thuận tiện về tuyến, điểm dừng đỗ, giờ đi đến cũng như giãn cánh thời gian để thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận tải hàng khách công cộng, khi đó sẽ hạn chế được việc sử dụng phương tiện đi lại cá nhân.
– Giải pháp khác:
Ngoài các giải pháp trên, có thể giảm bớt sự căng thẳng về giao thông trên các tuyến phố bằng việc thay đổi theo hướng xen kẽ giờ bắt đầu, giờ kết thúc ngày làm việc của các cơ quan, trường học. Công việc này được thực hiện dựa trên việc điều tra, khảo sát thực tế để có phương án hợp lý nhất. Bên cạnh đó, có thể hạn chế phương tiện đi lại cá nhân (xe máy, xe con), vấn đề này cũng phải nghiên cứu kỹ càng, vì liên quan đến quyền cá nhân của con người.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nguyên nhân và giải pháp của tắc nghẽn giao thông tại Việt Nam″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; bảo hộ logo thương hiệu; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
+ Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe; vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe; theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm; đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô thì trường hợp bạn điều khiển xe ô tô đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.