Ùn tắc giao thông là một vấn nạn muôn thuở từ trước đến nay, nhất là ở những thành phố lớn và vào những khung giờ cao điểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên vấn nạn này? Nhà nước hiện nay đã có những giải pháp giảm ùn tắc giao thông hiện nay chưa? Sau đây, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề về ùn tắc giao thông hiện nay nhé. Hi vọng bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thực trạng ùn tắc giao thông hiện nay
Vấn đề không mới vì ùn tắc giao thông xưa nay vốn là nỗi ám ảnh đối với dân ngoại tỉnh khi có dịp đến các thành phố lớn. Người dân đang sinh sống tại thành phố này thì cũng thấm thía với những hệ lụy từ ùn tắc giao thông.
Công bằng mà nói, hạ tầng giao thông ở cả khu vực Đông Nam Bộ nói chung (gồm TP HCM và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) gần đây đã có những cải thiện đáng kể. Những “điểm đen” một thời kẹt xe kinh hoàng như Ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai); Trạm 2, Ngã tư Linh Xuân, Ngã tư Hàng Xanh, Ngã tư Bình Phước, Ngã tư An Sương… nay đã thoáng hơn nhờ có cầu vượt; nhiều tuyến đường mới mở cả trong nội đô TP HCM và kết nối với cả khu vực Đông Nam Bộ lẫn các địa phương xa hơn.
Nhưng chỉ chừng đó thì chưa đủ. Bởi quy mô dân số đã tăng rất nhanh ở khu vực này, số phương tiện giao thông cũng tăng gấp nhiều lần so vài năm trước. Vì vậy, dù hạ tầng giao thông đã cải thiện nhiều nhưng nhanh chóng rơi vào quá tải. Đường được mở nhiều hơn nhưng không cửa ngõ nào của thành phố mà không bị bít bởi những trạm thu phí, cả trên những tuyến cao tốc thoạt nhìn hoành tráng.
Hàng loạt dự án giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy lần lượt được đặt ra nhưng hầu hết là vẫn trong tương lai, có dự án đã triển khai nhưng trễ hạn hoàn thành, kéo dài sang năm khác. Cho nên ùn ứ, tắc nghẽn vẫn còn dài, điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước phải có những Giải pháp giảm ùn tắc giao thông để cải thiện tình trạng này.
Nguyên nhân chủ yếu gây ùn tắc giao thông ở đô thị
Nguyên nhân số một là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông (cả phương tiện có động cơ và thô sơ).
Hầu như đa số người điều khiển phương tiện có động cơ đều đã học các lớp về Luật Giao thông đường bộ, được cấp giấy phép lái xe, nhưng học xong hình như “quên” mất việc chấp hành. Tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay xảy ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước đó khác với ta ở chỗ, khi có ùn tắc giao thông nhưng người điều khiển phương tiện vẫn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, không luồn lách, đi lên vỉa hè, rú còi inh ỏi, còn ở nước ta thì ngược lại mạnh ai nấy đi, “hở chỗ nào đi chỗ nấy”, không theo qui định nào cả.
Nguyên nhân thứ hai là việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau,… gây ùn tắc giao thông.
Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông,…
Nguyên nhân thứ tư là việc mở các đường ngang ở các phố có dải phân cách mềm không hợp lý, chỗ quá dầy, chỗ thì quá thưa. Chính những vị trí này đã gây nên ùn tắc giao thông vì thường xuyên là chỗ để người điều khiển phương tiện đổi hướng đi, rẽ trái, hoặc quay đầu xe, đi ngược đường để sang đường được nhanh.
Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường phố. Đặc biệt là cảng sát giao thông không quan tâm xử phạt đối với người điều khiển phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông.
Nguyên nhân cuối cùng là trên đường một chiều, một số người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, hoặc xuống xe dắt, kéo bộ ngược chiều… không được CSGT hoặc người có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt. Đã là đường một chiều thì phải cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ.
Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông năm 2022
Cải tạo, nâng cấp các nút giao thông
Đối với các nút giao thông bị suy giảm khả năng thông qua do việc tổ chức hoặc điều khiển giao thông chưa hợp lý tại nút, đặc biệt là đối với những nút giao điều khiển bằng đèn tín hiệu thì cần tổ chức phân làn xe hợp lý tại nút giao, nâng cấp chương trình điều khiển như phân lại pha điều khiển, tính toán lại chu kỳ đèn, phân bổ lại thời gian đèn xanh… cho phù hợp với điều kiện giao thông thực tế cũng như làm tối đa hóa khả năng thông hành thực tế của nút giao.
Đối với các nút giao thường xuyên bị ùn tắc trong giờ cao điểm hoặc các nút giao thiếu khả năng thông qua cần áp dụng các giải pháp để tăng cường khả năng thông qua cho nút như tiến hành mở rộng nút giao, xây dựng cầu vượt hoặc hầm hay cải tạo lại thiết kế hình học của nút.
Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các biện pháp tổ chức và điều khiển giao thông
Cần nghiên cứu hoàn thiện và triển khai áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tổ chức và điều khiển giao thông cho phù hợp với từng tuyến đường, từng khu vực có các điều kiện cụ thể. Các giải pháp tổ chức và điều khiển giao thông kiến nghị bao gồm:
– Sớm nghiên cứu triển khai áp dụng hệ thống đèn tín hiệu thích ứng với lưu lượng xe đến nút theo từng thời điểm, đặc biệt là cần sớm đưa vào áp dụng các hệ thống cảm biển giao thông (vòng cảm biến, camera cảm biến…) trong việc kiểm soát chiều dài ùn tắc tại các nút giao;
– Cần áp dụng có hiệu quả giải pháp hạn chế một số loại phương tiện hoặc một số hướng lưu thông nhất định trong giờ cao điểm trên những tuyến đường hoặc tại những nút giao đang chịu sự quá tải về lưu lượng hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
– Hoàn thiện và áp dụng một cách có hiệu quả giải pháp tổ chức giao thông đường một chiều, tổ chức giao thông phối hợp làn sóng xanh trên những trục đường chính, tổ chức giao thông phối hợp các tuyến đường trên mạng lưới đường hoặc trong từng khu vực nhất định, tổ chức giao thông quá cảnh trên những tuyến đường vành đai và tổ chức giao thông cho dòng xe tải;
Tổ chức làn đường riêng cho những xe thuộc đối tượng ưu tiên
– Tổ chức giao thông ưu tiên cho xe buýt như ưu tiên về làn đường cho xe buýt (ví dụ đường dành riêng cho xe buýt, làn xe buýt riêng, làn vượt cho xe buýt tại nút giao, làn xe buýt không liên tục…) và ưu tiên về đèn tín hiệu cho xe buýt tại các nút giao. Các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt và góp phần thu hút sự sử dụng phương tiện vận tải công cộng thay thế cho phương tiện cá nhân, vì thế sẽ giảm thiểu được lượng phương tiện lưu thông trên đường và làm giảm nguy cơ ùn tắc đường cũng như làm giảm sự gia tăng nhanh của các phương tiện cơ giới cá nhân;
– Cần tổ chức hợp lý các điểm dừng cho xe buýt cũng như cần có các biện pháp để hạn chế tối đa việc đỗ và dừng xe ô tô trên những tuyến đường hay tại các nút giao có mật độ phương tiện lưu thông lớn hoặc đang ở trạng thái bão hòa về khả năng thông qua;
– Cần nâng cấp và hiện đại hóa các trang thiết bị của các trung tâm điều khiển giao thông tại các thành phố lớn, sớm nghiên cứu triển khai áp dụng hệ thống giao thông thông minh trong quản lý và điều khiển giao thông, đặc biệt là trong việc phát hiện, kiểm soát và ứng phó kịp thời với ùn tắc giao thông và các sự cố khác.
Các giải pháp khác
Cần sớm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị như sớm triển khai xây dựng hoàn thiện các đường vành đai, tiến hành nâng cấp mở rộng một số tuyến đường trục chính, triển khai quy hoạch và xây dựng thêm các bãi đỗ xe trong thành phố, xây dựng thêm một số tuyến xe buýt nhanh , sớm đưa vào khai thác hệ thống đường sắt đô thị và tàu điện ngầm để góp phần giảm áp lực giao thông cho mạng lưới đường đô thị hiện tại.
Ngoài ra, cần nghiên cứu áp dụng một cách có hiệu quả các giải pháp về quy hoạch và quản lý giao thông như giải pháp di dời các trường đại học và một số cơ quan ra ngoài phạm vi trung tâm thành phố, áp dụng các loại phí và thuế để hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân trong thành phố, giải pháp bố trí linh hoạt giờ làm việc hay giờ đi học… Đồng thời, cần tăng cường công tác tuần tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi cố tình vi phạm luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, góp phần làm giảm các nguy cơ về ùn tắc giao thông do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông gây ra.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Giải pháp giảm ùn tắc giao thông”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đổi tên căn cước công dân, xác định tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau đây:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông là một trong những nguyên nhân gây nên ùn tắc giao thông. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau,… gây ùn tắc giao thông.
Ùn tắc giao thông gây suy giảm hệ hô hấp. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí cao hơn bình thường, vì vậy việc hít thở trong thời điểm này có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp.
Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống,.. gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ùn tắc giao thông. Do đó, Nhà nước cần phải có một chế tài khắt khe để xử phạt những người có hành vi này, từ đó mới hạn chế được việc lấn chiếm lòng đường để buôn bán.