Thưa luật sư, tôi có được biết đến hoạt động thẩm định thẩm tra các văn bản pháp luật trước khi ban hành để tránh tình trạng sai sót. Tôi vẫn chưa rõ về các hoạt động này được thực hiện như thế nào? Ai là người thực hiện hoạt động thẩm định thẩm tra? Vai trò của hoạt động thẩm định thẩm tra như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Hoạt động thẩm định thẩm tra theo quy định pháp luật hiện hành? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm và vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh và mang tính pháp lý về hoạt động thẩm định, thẩm tra. Trên từng phương diện, có cách tiếp cận khác nhau đối với thuật ngữ “thẩm định”, “thẩm tra”. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, thẩm định, thẩm tra VBQPPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung, chính sách, hình thức và kỹ thuật pháp lý của dự án, dự thảo VBQPPL theo nội dung, trình tự và thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi của dự án, dự thảo văn bản đó, trên cơ sở đó để đưa ra những kiến nghị hợp lí đối với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan có tránh nhiệm thông qua.
Như vậy, thẩm định, thẩm tra là hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL. Cụ thể:
Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành VBQPPL. Hoạt động thẩm định, thẩm tra là nhằm đảm bảo tính khách quan trong văn bản, bởi, dự thảo văn bản thường không tránh khỏi hạn chế là mang tính cục bộ với những quy định có lợi hơn cho chính cơ quan soạn thảo.
Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra là căn cứ, chuẩn mực để đánh giá dự thảo VBQPPL, góp phần đảm bảo chất lượng cũng như tính khả thi của văn bản. Các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, xem xét một cách chính xác và trung thực những mặt được, chưa được của các dự thảo giúp cơ quan soạn thảo chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo trước khi trình. Thứ ba, thẩm định, thẩm tra còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ quan soạn thảo. Đây chính là hoạt động kiểm tra lại kết quả làm việc của cơ quan soạn thảo, vì vậy nó góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan này. Khi cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định để kịp thời sửa chữa những sai sót thì văn bản được ban hành sẽ có chất lượng cao hơn, nâng cao hiệu quả làm việc của cơ quan soạn thảo.
Thứ tư, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn có vai trò là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng VBQPPL.
Sự cần thiết ban hành VBQPPL về hoạt động thẩm định, thẩm tra.
Việc thực hiện tốt công tác thẩm định, thẩm tra sẽ góp phần nâng cao chất lượng văn bản và nâng cao uy tín của cơ quan thực hiện thẩm định. Tuy nhiên, bản thân các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền không phải ai cũng nhận thức đầy đủ vấn đề này. Ngay trong một cơ quan thẩm định, nhiều khi một số đơn vị thẩm định, thẩm tra nhiều khi vẫn còn xem hoạt động này chỉ là công việc của một cá nhân, một nhóm người, một phòng mà từ đó tổ chức phân công thẩm định, thẩm tra chưa thực sự ngang tầm với vị trí, vai trò của hoạt động này. Bên cạnh đó, phương pháp và cách thức thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế, quy trình thẩm định, thẩm tra chưa mang tính khoa học cao, thủ tục còn rườm rà, phức tạp. Giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định, thẩm tra vẫn chưa được quy định trong Luật.
Bên cạnh đó, phạm vi thẩm định, thẩm tra của từng cơ quan được quy định còn khá là khái quát, nhiều nội dung vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, cơ quan tiến hành thẩm định, thẩm tra gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá các dự án, dự thảo VBQPPL. Nhiều khi, văn bản chỉ được đánh giá chung chung, khái quát. Vì vậy, mặc dù đã được thẩm định nhưng VBQPPL được ban hành vẫn có nhiều sai sót, chưa đảm bảo tính thực thi trong thực tiễn.
Tuy nhiên, Luật lại không quy định rõ thời gian tối thiểu dành cho cơ quan thẩm định là bao nhiêu ngày. Do vậy, trong các trường hợp cơ quan soạn thảo chuyển hồ sơ muộn, cơ quan thẩm định buộc phải thẩm định cho kịp thời gian gửi cho cơ quan ban hành mà không có phương án để lựa chọn.
Hoạt động thẩm định thẩm tra theo quy định pháp luật hiện hành
Luật ban hành VBQPPL năm 2015 có nhiều điểm mới, tiến bộ và rõ ràng, chi tiết hơn.
Có thể thấy, Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã chỉnh sửa nội dung thẩm định, thẩm tra theo hướng bổ sung những nội dung cần thiết tập trung thẩm định, thẩm tra. Phù hợp với tình hình thực tiễn chính là cơ sở để các VBQPPL được đưa vào thực hiện áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã bổ sung vào nội dung thẩm định, thẩm tra đối với các vấn đề như: Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành VBQPPL; Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản (khoản 3 Điều 58 và khoản 5, 6 Điều 65). Hiện nay, bình đẳng giới chính là vấn đề đang được Nhà nước và xã hội quan tâm, thừa nhận, vì thế việc quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong các dự thảo văn bản nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan. Bên cạnh việc bổ sung những nội dung mới cần thiết để trở thành một chế định trong các VBQPPL thì Luật ban hành VBQPPL năm 2015 cũng đồng thời loại bỏ một số nội dung không còn phù hợp hoặc không cần thiết như: thẩm định tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện; sự cần thiết ban hành, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản.
Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã khẳng định rõ giá trị pháp lý của văn bản báo cáo thẩm định, thẩm tra. Thẩm định, thẩm tra là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản, nhưng ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra lại chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy, hoạt động thẩm định, thẩm tra chỉ phát huy được vai trò của mình khi cơ quan soạn thảo đồng ý tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định vào tiến hành sửa đổi, bổ sung dự thảo. Các văn bản Luật có liên quan trước đây chưa ghi nhận giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định, thẩm tra thành một quy định trong hệ thống văn bản. Khác với các văn bản Luật cũ, Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã nâng cao giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định, thẩm tra như sau: báo cáo thẩm định, thẩm tra ngoài việc thể hiện rõ ý kiến về những nội dung thẩm định, thẩm tra thì còn phải thể hiễn rõ ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình. Trong trường hợp Bộ tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả hồ sơ choc ơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo (khoản 4 Điều 58). Đối với báo cáo thẩm tra, khoản 2 Điều 67 cũng quy định: trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện. Luật cũng quy định cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình.
Như đã nói ở trên Luật ban hành VBQPPL năm 2004 không quy định rõ thời gian tối thiểu dành cho cơ quan thẩm định là bao nhiêu ngày. Luật ban hành VBQPPL năm 2015 được ban hành để thay thế cũng như khắc phục những hạn chế của Luật ban hành VBQPPL năm 2004 và Luật ban hành VBQPPL năm 2008. Luật năm 2015 đã quy định khoảng thời gian giành cho cơ quan thẩm định, cụ thể: Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định (Điều 58).
Trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đều quy định thời hạn hộp hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây và cũng là điểm mới của Luật ban hành VBQPPL năm 2015 chính là Luật năm 2015 cho phép cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ không gửi đúng thời hạn nêu trên. Việc quy định như vậy góp một phần trong việc nâng cao tinh thần làm việc và tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hoạt động thẩm định thẩm tra theo quy định pháp luật hiện hành”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
trước khi Luật ban hành VBQPPL năm 2015 được thông qua, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định, thẩm tra không được quy định thống nhất trong một văn bản mà quy định rải rác ở nhiều văn bản như Luật ban hành VBQPPL năm 2008, Luật ban hành VBQPPL năm 2004 và các Nghị định khác có liên quan. Điều đó, gây khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động thẩm định, thẩm tra. Để khắc phục hạn chế đó, Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã được Quốc hội ban hành. Về cơ bản, chủ thể của hoạt động thẩm định, thẩm tra vẫn giống với các VBQPPL trước đó. Tuy nhiên, Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về chủ thể thực hiện hoạt động thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, bên cạnh đó phải phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện hoạt động thẩm định đề nghị xây dựng pháp lệnh trước khi trình Chính phủ (Khoản 1 Điều 39). Việc Luật ban hàng VBQPPL năm 2015 quy định như vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm định, thẩm tra khi có sự phối hợp của nhiều cơ quan.
trong Luật cũ không có Điều khoản cụ thể nào quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định, thẩm tra. Tại khoản 4 Điều 7 Luật năm 2015 có quy định về trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định, thẩm tra như sau:
“4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo của văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”
Như vậy, việc quy định cụ thể trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể, từ đó tác động tích cực đến kết quả của hoạt động thẩm định, thẩm tra và chất lượng của VBQPPL khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 39 Luật ban hành VBQPPL năm 2015 có quy định việc các bộ cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Để đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc in ấn các tài liệu trong hồ sơ gửi lên thẩm định, thẩm tra hoặc trình dự thảo văn bản, Luật mới quy định việc in và gửi bằng bản giấy đối với tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm định, thẩm tra, còn các tài liệu khác được gửi bằng bản điện tử.