Xin chào Luật sư X. Con trai tôi vì nghe lời dụ dỗ của bạn bè, có tàng trữ một cây kiếm. Vậy việc tàng trữ dao kiếm phạt bao nhiêu tiền? có bị đi tù hay không? Tôi rất mong được luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Tàng trữ dao kiếm phạt bao nhiêu tiền?. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
Nội dung tư vấn
Dao, kiếm có phải là vũ khí hay không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, kiếm được xác định là vũ khí thô sơ, tức là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Tuy nhiên, dao không phải là vũ khí, trừ giao găm được xác định là vũ khí thô sơ. Việc xác định dao, kiếm có phải vũ khí hay không có ý nghĩa trong việc xác định chính xác căn cứ pháp lý áp dụng, đồng thời cũng là cách để phân biệt tính chất nguy hiểm của các loại hành vi, bởi dao (trừ dao găm) và kiểm có mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế.
Tàng trữ dao, kiếm là gì?
Tàng trữ là hành vi cất giấu “vật” tại một địa điểm mà người khác không biết. Tàng trữ có thể được thực hiện trong nhà, phòng làm việc, trụ sở cơ quan, phương tiện giao thông, túi xách,…Khi xem xét đến hành vi tàng trữ không tính đến nguồn gốc của vật tàng trữ và nếu xét tính độc lập thì hành vi tàng trữ không nhằm mục đích mua bán, chế tạo hay vận chuyển.
Tàng trữ dao, kiếm trong người là hành vi do cá nhân thực hiện việc cất giấu dao, kiếm trong người khi đi ra ngoài hoặc trong bất kỳ tình huống nào. Hành vi tàng trữ dao, kiếm thực hiện với lỗi cố ý (nhận thức rõ được hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện) nhưng cá nhân thực hiện sẽ có các mục đích khác nhau.
Tàng trữ dao kiếm phạt bao nhiêu tiền?
Khi xét đến việc tàng trữ dao, kiếm có bị xử phạt hay không phải xem xét đến mục đích của việc tàng trữ. Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;“
Như vậy, mục đích là yếu tố bắt buộc để quyết định cá nhân tàng trữ, cất giấu dao trong người có bị xử phạt hành chính hay không, đó là nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Thực tế, hành vi tàng trữ, cất giấu dao luôn được cá nhân cố ý thực hiện, nhưng việc xác định được mục đích để xử lý chỉ có thể xảy ra khi có những biểu hiện hoặc cá nhân đó đã thực hiện hành vi gây rối hay cố ý gây thương tích, về nguyên tắc người xử phạt phải chứng minh được hành vi vi phạm, nhưng nếu cá nhân không chứng minh được mục đích mang dao thì gần như cá nhân đó sẽ bị áp dụng chế tài hành chính.
Theo quy định tại khoản 5 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vềan ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tàng trữ dao kiếm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra hành vi tàng trữ kiếm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 BLHS 2015 như sau:
Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Tàng trữ dao kiếm phạt bao nhiêu tiền?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 điều 3 Pháp lênh 16/2011/UBTVQH12 quy định:
”Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ”.
Tàng trữ dao kiếm ngoài bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, thì hình phạt bổ sung được áp dụng là “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính “. Do đó, sẽ bị tịch thu dao kiếm khi tàng trữ.
Thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định cụ thể tại Điều 66, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cơ quan quân sự, cơ quan Công an, đơn vị Quân đội có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.
3. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên thực hiện việc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án được xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”