Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay tình trạng lấn chiếm đất đai là tình trạng diễn ra thường xuyên tại nước ta, khiến cho nhiều người không khỏi bức xúc. Theo quy định khi phát hiện hành vi lấn chiếm đất đai bạn cần tố cáo hành vi trên cho phía cơ quan chức năng có thẩm quyền để có thể xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Vậy theo quy định thì mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022 được trình bày như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Luật Đất đai 2013
- Luật Tố cáo năm 2018
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Theo quy định thì tố cáo là hành vi gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về tố cáo như sau:
– Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo năm 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
– Trong đó có việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo
Theo quy định tại Điều 5 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Lấn chiếm đất đai của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt về lấn, chiếm đất như sau:
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
……………, ngày…… tháng …… năm 20…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về việc Tên cá nhân/Cơ quan/Tổ chức có hành vi lấn chiếm đất đai của ông/bà………)
Kính gửi: Uỷ Ban Nhân Dân Phường/Xã…………………….. Quận/Huyện………………
(Hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)
Tôi tên là: …………………………………………….. Sinh ngày: ……../ ………/………
Thẻ căn cước/CMND/số: …………… Cấp ngày…./…../…… Cấp bởi: …………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………….……………………………………..
Tôi làm đơn này để tố cáo
[ÔngBà/ Cơ quan/Tổ chức]: ………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Nội dung vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý Cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng là ông/bà:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kính mong Quý Cơ quan sớm xem xét và giải quyết để bảo vệ tài sản của Nhà nước và đảm bào quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất
– …………
– …………
Người tố cáo (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải xuống mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022
Sau đây là mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022. Bạn có thể xem trước mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022 và tải xuống mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022 tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đơn gồm các nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
-Tên đơn;
-Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;
-Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
-Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;
-Nội dung tố cáo:
-Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…
-Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…
-Lời cam đoan của người làm đơn;
-Chữ ký xác thực của người làm đơn;
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
Dựa vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo: Sẽ thuộc về Chủ tịch UBND cấp Huyện.
– CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người tốc cáo (dùng bản sao y)
– Các bằng chứng về vi phạm lấn chiếm đất trái phép của người bị tố cáo như: Video, hình ảnh kèm theo…
– Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, của cơ quan chức năng xác thực cho hành vi vi phạm này.
– Văn bản thể hiện tình trạng các tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất trái phép gây ra (nếu có).