Pháp luật lao động có quy định chế độ nghỉ phép năm có lương cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều kế toán gặp khó khăn trong quá trình khai thuế thu nhập doanh nghiệp về vấn đề này. Vậy theo quy định, các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những khoản nào? Tiền phép năm có được tính chi phí hợp lý để trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không? Sau đây, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chi phí hợp lý là gì?
Chi phí hợp lý hay chi phí được trừ được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nhất là bộ phận kế toán nhưng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng không có định nghĩa thế nào là chi phí hợp lý. Việc không định nghĩa là điều hợp lý, bởi lẽ chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp nên không thể quy định một khái niệm chung để nhận diện mọi chi phí.
Mặc dù pháp luật không định nghĩa nhưng có quy định về điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; theo đó một khoản chi chỉ cần đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ trở thành chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Căn cứ điều kiện chi phí được trừ theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế, có thể hiểu chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chi phí hợp lý về tiền lương, tiền công, tiền thưởng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động tại công ty cổ phần đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và phải có chứng từ thanh toán.
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phải được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của công ty cổ phần, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty đó.
+ Trường hợp công ty cổ phần ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được công ty cổ phần trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp công ty cổ phần ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do công ty cổ phần trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp công ty cổ phần Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do công ty cổ phần Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Chi tiền lương, tiền công cho người lao động, các khoản chi này đã hạch toán là chi phí trong kỳ tính thuế năm đó, nhưng chưa chi cho đến khi hết hạn nộp hồ sơ quyết toán mà sau khi hết thời hạn này mới được thực chi thì:
Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi và công ty cổ phần có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do công ty cổ phần quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
– Tiền lương, tiền công thù lao trả cho các thành viên của hội đồng quản trị mà những người này trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Tiền phép năm có được tính chi phí hợp lý để trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Theo quy định, tiền phép năm mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động là khoản thu được quy định trong Bộ luật lao động. Đồng thời, khoản chi tiền lương phép năm người sử dụng lao động chi trả cũng phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp và khoản chi này thuộc các khoản chi phí hợp lý về tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, nếu đáp ứng các quy định nêu trên thì tiền phép năm có được tính chi phí hợp lý để trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tính tiền lương nghỉ phép năm như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác như sau:
“1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”
Theo đó, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:
Tiền nghỉ phép năm còn thừa | = | Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm | : | Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm | x | Số ngày phép còn thừa |
Thời hạn thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng năm, cụ thể:
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì công ty bạn sẽ phải thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ cho người lao động.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tiền phép năm có được tính chi phí hợp lý”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đổi tên căn cước công dân, xác định tình trạng hôn nhân, tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau đây:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 về tiền lương như sau:
– Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm được xác định là tiền lương theo hợp đồng lao động nên sẽ bao gồm cả các khoản phụ cấp. Do đó, công ty bạn cần căn cứ mức tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động để tính cho người lao động.
Theo quy định, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.