Thưa luật sư, chị tôi lấy chồng được 10 năm và đã có hai con gái, cuộc sống của vợ chồng anh chị tôi thì yên ấm hạnh phúc. Khi bắt đầu chuyển về sống với gia đình nhà chồng thì mẹ chồng chị không yêu quý chị. Nhiều lúc còn chửi và bắt chị tôi đẻ thêm con thứ ba để có được thằng cu. Tôi muốn hỏi luật sư là khi mẹ chồng ngược đãi con dâu có bị vi phạm luật hôn nhân và gia đình không? Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế định kết hôn như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế định kết hôn? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn (khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Cụ thể, việc kết hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình. Tuân theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những điều kiện cơ bản, quan trọng và bắt buộc khi kết hôn. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Nhưng về cơ bản, theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thì việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào và không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Nguyên tắc này được cấu thành từ hai yếu tố, đó là: tự nguyện và tiến bộ.
Có thể hiểu, hôn nhân tự nguyện là là hôn nhân theo đó mỗi bên nam, nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn theo ý muốn của mình và họ thực sự muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu giữa họ. Việc kết hôn để thành lập gia đình có quan hệ mật thiết đến đời sống sau này của mỗi bên về mọi mặt vật chất, tinh thần, tình cảm vì nó gắn bó hai bên suốt đời trong đời sống chung của vợ chồng. Vì vậy, nam, nữ có quyền tự quyết định có đồng ý kết hôn với bên kia hay không.
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ nhằm để xây dựng gia đình và chung sống với nhau lâu dài – tình yêu đó là cơ sở duy nhất dẫn đến việc kết hôn. Tùy theo mỗi người mà có nhiều quan điểm khác nhau về tình yêu chân chính. Về bản chất, tình yêu chân chính là tình yêu thực sự giữa hai bên nam và nữ, không bị chi phối bởi các yếu tố khác như kinh tế, giáo dục, thiện kiến dân tộc, tôn giáo,… ảnh hưởng đến việc kết hôn. Nguyên tắc tiến bộ còn là sự cụ thể hóa tư tưởng chủ đạo “xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình” của Nhà nước ta. Theo đó, các thủ tục kết hôn như lễ nghi phức tạp gây tốn kém, cản trở hôn nhân,… có tác động không tốt cần được loại bỏ.
Nội dung của Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế định kết hôn.
Hôn nhân là sự liên kết giữa nam và nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, xây dựng gia đình. Từ khi trong xã hội có Nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí của cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn phản ánh ý chí của Nhà nước. Nhà nước đặt ra những nguyên tắc của hôn nhân và gia đình để định hướng cho những quan hệ đó phát triển theo đúng mục tiêu đã định trước.
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Trên cơ sở đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên của chế độ hôn nhân và gia đình là: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”(khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng và ly hôn.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong chế định kết hôn còn được thể hiện tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc cấm các hành vi sau: “kết hôn giả tạo”, “cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn” (điểm b) và cấm “yêu sách của cải trong kết hôn” (điểm đ). Đây cũng chính là một trong những điều kiện các chủ thể phải tuân theo khi xác lập quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn mà vi phạm một trong các quy định trên thì quan hệ hôn nhân đó sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Và tại điểm b khoản 1 Điều 8 về điều kiện kết hôn có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.
Để đảm bảo cho nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện một cách có hiệu quả nhất, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định rõ ràng về trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề này như sau: “Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, …” (khoản 1 Điều 4).
Ngoài ra, tư tưởng của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ còn chỉ đạo, xuyên suốt trong các chế định của Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 do Chính phủ ban hành.
vướng mắc còn tồn tại trong quá trình áp dụng và thi hành nguyên tắc hôn nhân tự nguyện
Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành từ năm 1959, đến nay đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Những nguyên tắc cơ bản nói chung và nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nói riêng đã được hoàn thiện dần và làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện những chế định cụ thể điều chỉnh một cách toàn diện những quan hệ hôn nhân và gia đình nảy sinh trong đời sống xã hội. Những nguyên tắc này đã thực hiện được vai trò chỉ đạo, định hướng cho pháp luật hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, nên chúng ta chưa thể có những thông tin chính thức về hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nói riêng trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nội dung nguyên tắc này của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là sự kế thừa và phát triển nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đã có quá trình đi sâu vào thực tế cuộc sống và đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã được phát huy trong thực tế đời sống. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, việc cha mẹ sắp đặt, can thiệp chuyện hôn nhân của con cái đã không còn phù hợp, mà thay thế vào đó là sự tôn trọng của cha mẹ đối với ý kiến của con cái trong việc kết hôn. Việc kết hôn của nam và nữ là dựa trên cơ sở tình yêu, được tiến hành theo những nghi thức truyền thống và có đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, qua thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã tỏ rõ sức mạnh trong việc xóa bỏ tận gốc những tàn dư, tư tưởng lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại những tư tưởng tiêu cực của chế độ tư sản.
Những bất cập, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình áp dụng và thi hành nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong chế định kết hôn.
Bên cạnh những diễn biến tích cực như đã nêu trên, trong quá trình áp dụng và thực thi nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ cũng như trong đời sống hôn nhân hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cụ thể:
Thứ nhất, hiện tượng cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn và cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ vẫn còn xảy ra trong đời sống xã hội gây ra những hậu quả xấu cho những quan hệ hôn nhân được xác lập. Đặc biệt là ở những vùng miền núi, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, nhận thức về pháp luật còn chưa đầy đủ, còn nhiều hành vi vi phạm pháp luật do đời sống thấp, quan niệm hủ tục, lạc hậu, phép vua thua lệ làng, vì thế mà vẫn còn nhiều địa phương ở các vùng này còn thực hiện tục lệ “bắt vợ”, “cướp vợ” và tảo hôn. Có những trường hợp việc cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, như: nam, nữ bỏ làng, bỏ nhà ra đi; bị mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần; tự tử hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội;… Hàng năm, trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình Tòa án mới phát hiện ra những trường hợp cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn -kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu hai bên mà yêu thương nhau, thông cảm cho nhau và sống hạnh phúc sau đó mới xảy ra mâu thẫn, tranh chấp và yêu cầu giải quyết thì Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp Tòa án phải xử hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ hai, hiện tượng tảo hôn vẫn xảy ra nhiều ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Ở những vùng dân tộc thiểu số, miền núi hiện tượng tảo hôn chiếm hơn 50% số vụ kết hôn, trong đó chủ yếu từ độ tuổi 13 đến 16 tuổi. Việc tảo hôn dẫn đến tình trạng sức khỏe của vợ, chồng, con không được đảm baỏ, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Bên cạnh đó, tình trạng không đăng kí kết hôn vẫn còn phổ biến ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
Thứ ba, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường mà vẫn còn tồn tại những trường hợp cá nhân thực hiện việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà nhằm mục đích xây dựng kinh tế, chủ yếu là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ trong chế định kết hôn”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Hành vi cưỡng ép kết hôn là sự tác động có chủ ý của một hoặc nhiều người nhằm buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn theo yêu cầu của họ. Người cưỡng ép có thể tác động lên người bị cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần, như: đe dọa sẽ xâm hại đến sức khỏe, danh dự, tài sản, uy tín,… hoặc thực tế đã xâm hại đến danh dự, tài sản, uy tín, sức khỏe,… của người bị cưỡng ép kết hôn. Trong thực tế, người cưỡng ép thường lợi dụng mối quan hệ thân thuộc của mình với người bị cưỡng ép. Ví dụ, cha, mẹ đe dọa nếu con không kết hôn với người mà cha mẹ đã định thì cha, mẹ sẽ tự tử. Hậu quả của hành vi cưỡng ép là nam, nữ dù không muốn nhưng vẫn phải đồng ý việc kết hôn. Tuy nhiên chỉ những hành vi cưỡng ép có tính chất nghiêm trọng thì mới bị coi là làm cản trở hôn nhân tự nguyện trong kết hôn. Đối với những trường hợp hành vi cưỡng ép chỉ ở mức tác động đến tư tưởng của người kết hôn, mà chưa đặt người đó vào trong tình trạng “buộc phải kết hôn”, thì việc kết hôn vẫn được coi là có sự tự nguyện.
Nhà nước luôn đảm bảo nguyên tắc tự do trong hôn nhân, song tự do trong hôn nhân không có nghĩa là yêu đương và kết hôn một cách bừa bãi, tùy tiện, thiếu suy nghĩ, cân nhắc chưa chín chắn hay tự do ngoài vòng pháp luật mà việc tự do xác lập quan hệ hôn nhân phải theo quy tắc, khuôn khổ của pháp luật. Nghĩa là, không ai bị buộc phải kết hôn, song một khi muốn kết hôn thì bắt buộc phải tuân theo các điều kiện kết hôn mà pháp luật quy định. Nói cách khác, kết hôn là quyền dân sự của công dân, song để thực hiện quyền này, các chủ thể phải hội tụ đầy đủ các điều kiện nhất định do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định.