Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang là một công dân Việt Nam sống tại Hà Nội. Sắp tới đây, tôi có chút công chuyện riêng muosn vào phố cấm Hà Nội nhưng theo như tôi tìm hiểu thì muốn vào phố cấm phải xin giấy phép. Do đó, tôi rất mong được Luật sư cung cấp cho tôi mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm Hà Nội. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm Hà Nội” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X .
Căn cứ pháp lý:
Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm là gì?
– Phố cấm là các tuyến phố trên nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được quy định xe tải không được phép di chuyển vào phố quy định. Muốn đi vào phố cấm thì cần có giấy phép xin đi vào phố cấm
– Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm là mẫu đơn với các nội dung, thông tin về việc xin giấy phép vào phố cấm của các phương tiện không được phép đi vào phố cấm yêu cầu được xem xét yêu cầu được cấp phép.
Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm để làm gì?
Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm là mẫu đơn được xác lập để gửi lên phòng CSGT để xin giấy phép vào phố cấm để xin giấy phép vào phố cấm của các phương tiện không được phép đi vào phố cấm
Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm Hà Nội
Hướng dẫn làm mẫu đơn Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm
– Ghi đầy đủ thông tin trong đơn ở trên
– Kí và ghi rõ họ tên người làm đơn
– Gửi đơn lê phòng CSGT Thành phố
Thông tin pháp lý liên quan
Quy định chung về xin giấy phép vào phố cấm
Căn cứ trên quy định của quyết định Số: 06/2013/QĐ-UBND về ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà nội quy định Điều 6. Các phương tiện giao thông không được hoạt động trên các tuyến đường:
1. Cấm các loại xe Lambrô, công nông, máy trộn bê tông, xe 3,4 bánh tự chế, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội (theo quy định tại điểm a mục 2 của Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông). Riêng xe 3,4 bánh của thương binh sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
2. Cấm các loại xe lôi hoặc đẩy, xe đạp đôi.
3. Cấm các loại xe: Xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
4. Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội. Riêng xe xích lô du lịch, xe điện du lịch phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
Mức phạt cho lỗi không có giấy phép đi vào phố cấm
– Theo quy định, nếu muốn đi vào phố cấm xe tải di chuyển thì các chủ phương tiện phải xin giấy phép nếu không muốn bị công an giao thông phạt.
– Trong trường hợp nếu như các chủ phương tiện di chuyển ở tỉnh lên Thành Phố Hà Nội chẳng may nếu bị công an giao thông phạt khi không có giấy phép vào phố cấm thì mức phạt sẽ theo quy định dưới đây:
– Hành vi điều khiển xe đi vào đường cấm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài hình thức phạt thức phạt tiền còn áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Xin giấy phép vào phố cấm ở đâu?
– Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép đối với xe tư nhân; công văn đề nghị cấp phép và giấy giới thiệu (ủy quyền cho nhân viên, cán bộ đến liên hệ công tác) đối với cơ quan doanh nghiệp; bản chính và bản sao các chứng minh nhân dân, đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, giấy phép kinh doanh vận tải, lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển, hóa đơn trả hàng (nếu có).
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:
+ Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);
+ Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);
+ Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);
+ Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);
+ Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ
+ Loại giấy phép phố cấm 3 tháng (90 ngày) (tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ở 86 Lý Thường Kiệt): Cấp giờ vào hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, tết).
+ Loại tối đa ba ngày (tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt các Đội CSGT): Cấp 24/24h các ngày trong tuần.
Quy trình xin giấy phép phố cấm ở Hà Nội
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Bước 3: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ
– Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được làm thủ tục và cấp giấy phép vào phố cấm. (Làm thủ tục ngày trong ngày).
– Nếu hồ sơ không hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả.
Giấy phép xe đi vào phố cấm sẽ được trả cho khách hàng từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Để xin giấy phép xe vào phố cấm, khách hàng cần phải nộp hồ sơ với những giấy tờ sau:
– Đối với xe cơ quan, doanh nghiệp tư nhân: Có công văn gửi chủ đầu tư các dự án trọng điểm để xác định khối lượng hàng hóa cần thiết phải vận chuyển và sau đó Sở quản lý xây dựng chuyên ngành xác nhận, làm cơ sở cho Phòng CSGT xem xét giải quyết cấp phép theo quy định cho từng công trình.
– Đối với xe tư nhân: Đơn viết tay hoặc đánh máy trình bày số lượng hàng hóa cần thiết Sau đó nộp kèm các giấy tờ sau: (bản sao có chứng thực):
– Chứng minh nhân dân.
– Đăng ký xe.
– Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
– Giấy phép kinh doanh vận tải.
– Điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (trong trường hợp nếu có).
– Sau khi nộp hồ sơ, khách hàng tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật và chờ đến hẹn đến lấy kết quả.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin giấy phép vào phố cấm Hà Nội” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đổi tên giấy khai sinh cho bé, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định xe tải vào phố cấm như thế nào?
- Dịch vụ xin giấy phép môi trường nhanh chóng năm 2022
- Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Câu hỏi thường gặp:
Thông thường thì thủ tục xin cấp phép vào phố cấm mất thời gian khá lâu nên nếu như các doanh nghiệp vận tải và chủ phương tiện có nhu cầu đi vào phố cấm cần chủ động việc xin cấp phép cho xe tải được vào phố cấm sớm để kịp thời gian, các bạn có thể chuẩn bị trước 1 tuần ( 7 ngày làm việc )
Ngoài ra mỗi lần xin chỉ được tối đa 3 tháng – 90 ngày nên các bạn cần chủ động tối đa việc xin giấy phép phố cấm để tránh bị gián đoạn nếu bạn muốn thường xuyên di chuyển trên các tuyến phố cấm.
Thông thường thì các chủ phương tiện có thể xin cấp phép phố cấm lâu hơn bình thường do không thường xuyên oàm thủ tục cấp phép vào phố cấm, nên không nắm được nhiều về các bước và giấy tờ cần thiết và cũng do thời gian di chuyển không quen ở thành phố lớn cũng chưa nắm được thủ tục cấp phép ở cơ sở công an nào được nhanh, vì vậy nếu như thuê đơn vị hay cá nhân chuyên làm về dịch vụ cấp phép vào phố cấm sẽ rút ngắn được thời gian đáng kể cho việc xin cấp phép vào phố cấm
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an Thành phố Hà Nội.