Thưa luật sư, tôi muốn xin vào làm trong văn phòng tư vấn pháp luật và cũng đã các kỹ năng tư vấn. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về kỹ năng tư tư vấn pháp luật bằng lời nói cụ thể như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Căn cứ dựa trên các yếu tố nào? Các cách thức thực hiện ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Khái niệm tư vấn pháp luật bằng lời nói
Kỹ năng TVPL là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. TVPL bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn để giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ thực hiện tư vấn pháp luật bằng lời nói.
Không phải bất cứ vụ việc nào cũng đặt ra yêu cầu người tư vấn tư vấn pháp luật bằng lời nói, mà còn tùy vào tính chất vụ việc để xem xét. Nếu vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn là đơn giản, ít phức tạp thì người tư vấn có thể áp dụng hình thức tư vấn pháp luật này. Còn nếu vụ việc phức tạp, nhiều tình tiết thì người tư vấn lại có thể phải áp dụng hình thức tư vấn bằng văn bản. Bên cạnh đó, việc tư vấn pháp luật bằng lời nói phải do khách hàng yêu cầu thì người tư vấn mới thực hiện tư vấn bằng hình thức này.
Kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói
Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ có tính chất đơn giản, các khách hàng thường gặp gỡ người tư vấn để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp cho họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách nhanh chóng có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình lao động trí óc. Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng, người tư vấn cần lưu ý một số kĩ năng sau đây:
Kĩ năng lắng nghe khách hàng trình bày.
Người tư vấn cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính của vụ việc trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ hơn nữa. Khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan của họ và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự việc. Người tư vấn nên hỏi cặn kẽ nội dung vụ việc vì khách hàng rất dễ bỏ sót những tình tiết tưởng chừng không liên quan nhưng lại rất quan trọng cho việc giải quyết vụ việc. Từ đó cũng có thể thu thập được chứng cứ có liên quan. Cần chú ý để không bỏ qua bất cứ tình tiết nào để từ đó nắm được cốt lõi vấn đề vụ việc của khách hàng.
Người tư vấn tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe khách hàng nói. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe khách hàng thì người đó mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi nghe khách hàng trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ để xem có những biểu hiện/ trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội hay không.
Kĩ năng tóm tắt sự việc theo ý hiểu của người tư vấn.
Cũng trong một bối cảnh vụ việc nhưng khách hàng có thể đưa ra rất nhiều yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau. Việc người tư vấn tìm hiểu rõ yêu cầu của khách hàng là việc người tư vấn nắm bắt được nguyện vọng thực sự của khách hàng. Nhiều khách hàng có thể đưa ra rất rõ yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý đối với người tư vấn. Tuy nhiên, không tránh khỏi thực tế là nhiều khách hàng không biết diễn đạt mong muốn của mình như thế nào. Trong trường hợp này, nên để khách hàng nói ra yêu cầu tư vấn bằng chính ngôn ngữ của họ; sau đó bằng những câu hỏi lồng ghép việc điều chỉnh và sử dụng thuật ngữ pháp lý thích hợp, người tư vấn diễn giải lại để khách hàng khẳng định lại xem ý hiểu của người tư vấn có đúng không.
Kĩ năng thu thập tài liệu có liên quan.
Người tư vấn nên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề cần tư vấn. Những giấy tờ tài liệu này phản ánh trực tiếp đến diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ những giấy tờ mà người tư vấn yêu cầu, thì người tư vấn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu đó. Nếu vấn đề đơn giản, có thể giải quyết được ngay thì luật sư cần phải đưa ra được cái nhìn chung, sự đánh giá tổng thể về vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, tránh kéo dài thời gian của khách hàng. Nếu vấn đề phức tạp, chưa thể giải quyết được ngay, chưa thể đưa ra câu trả lời thì cần hẹn khách hàng vào một ngày khác để trả lời sau khi đã nghiên cứu kỹ hơn. Để từ đó tránh tình trạng đánh giá vấn đề một cách hời hợt, qua loa. Cần phải có thời gian nghiên cứu rõ ràng những tài liệu liên quan đến vụ việc để có thẻ đưa ra được phương án tối ưu nhất cho khách hàng.
Tra cứu tài liệu tham khảo.
Trong quá trình nghiên cứu những giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc đang giải quyết, thì người tư vấn cần lưu ý đến những quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho những lập luận, phương án tư vấn của mình. Việc tra cứu tài liệu tham khảo, tìm ra những quy định của pháp luật làm cơ sở là rất quan trọng, việc đó khẳng định với khách hàng mình tư vấn có cơ sở pháp lý, chứ không phải theo cảm tính chủ quan của người tư vấn. Việc đó giúp tạo tâm lý an tâm cho khách hàng để giải quyết vụ việc hơn.Tuy nhiên không được tra cứu quy định của pháp luật rồi bắt khách hàng chờ đợi quá lâu mà phải có cách giải quyết khéo léo để tránh cho khách hàng nghĩ người tư vấn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Đa số khách hàng có nhu cầu đến tư vấn đều ít hiểu biết về quy định của pháp luật vì vậy người tư vấn cần đưa ra những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề mà khách hàng vướng phải để tăng tính thuyết phục với khách hàng, làm khách hàng tin tửng tuyệt đối vào người tư vấn.
Định hướng cho khách hàng.
Người tư vấn phải đưa ra được những giải pháp cho vấn đề mà khách hàng đang quan tâm. Phân tích, đánh giá những giải pháp đó trên cơ sở các quy định của pháp luật. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ vụ việc rồi trình bày các phương án giải quyết vụ việc để khách hàng lựa chọn giúp cho khách hàng có thể lựa chọn được phương án giải quyết phù hợp nhất.
Khi nghe khách hàng trình bày xong vụ việc thì người tư vấn có thể đưa ra một bảng đánh giá các phương án giải quyết vụ việc. Sau đó phân tích từng phương án một cho khách hàng nghe để từ đó khách hàng hiểu phương án nào là tối ưu nhất cho vụ việc và có lợi nhất cho khách hàng trên phương diện pháp lí. Việc tìm hiểu yêu cầu của khách hàng là bước không thể thiếu để người tư vấn và khách hàng trao đổi về phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý của người tư vấn với yêu cầu của khách hàng. Đối với một vụ việc cụ thể có nhiều phưng phúc cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích, nguyện vọng và khả năng chi trả của khách hàng. Người tư vấn nên trao đổi về những phương thức đó để khách hàng lựa chọn.
Một số yêu cầu đối với người tư vấn.
Bên cạnh đó, ngoài những kĩ năng cần thiết nêu trên thì trong quá trình tư vấn pháp luật bằng lời nói người tư vấn phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Yêu cầu về nội dung nói: người tư vấn khi tư vấn cho khách hàng phải nói đúng pháp luật; nói đầy đủ nội dung cho khách hàng hiểu; nói một cách khách quan, không tùy tiện, không suy diễn vụ việc theo một hướng khác theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Mỗi lời nói phải có căn cứ rõ ràng: có thể là căn cứ thực tiễn hoặc đó phải là căn cứ pháp luật. Nói phải lập luận chặt chẽ , có chất lượng, không được lan man mà phải tập trung vào nội dung chính để khách hàng dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Yêu cầu về cách nói: ngôn ngữ dùng phải chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng những ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ vùng miền. Trình bày rành mạch rõ ràng, có logic. Đưa ra phương án giải quyết có tóm tắt , kết luận chốt lại vấn đề để khách hàng dễ hình dung.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói
Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói: người tư vấn pháp luật gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện thoại, qua các phần mềm trực tuyến như google meeting, zoom, video,… với khách hàng trao đổi và tư vấn pháp luật
Hình thức tư vấn bằng lời nói thông thường cung cấp thông tin giải đáp cho khách hàng một cách nhanh chóng, truyền đạt trực tiếp.
Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản
Pháp luật không quy định cụ thể trình tự tư vấn pháp luật mà các bước tư vấn pháp luật dưới dây dựa trên những kinh nghiệm đúc kết từ người tư vấn pháp luật. Có thể nói các bước tư vấn pháp luật dưới đây là quy trình rất hiệu quả đối với những người mới vào nghề làm tư vấn pháp luật và người tư vẫn lâu năm vẫn thực hiện theo các bước này.
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn
Bước 2: Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý
Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, xác định vấn đề pháp lý
Bước 4: Tìm luật, áp dụng luật
Bước 5: Trả lời tư vấn
Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật (cụ thể là những câu hỏi pháp lý hay những tình huống, trường hợp thực tiễn, thủ tục pháp lý,..), hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kĩ năng nhất định và có nền tảng pháp lý vững chắc.