Khi thế chấp ô tô cần phải có một số giấy tờ theo quy định pháp luật. Vậy thế chấp ô tô có phải công chứng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin về việc thế chấp ô tô nhé!
Căn cứ pháp lý
Thế chấp ô tô có phải công chứng?
Hợp đồng thế chấp ô tô là hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.
Theo đó, để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng và người vay thường ký hợp đồng thế chấp. Trong đó, người vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và thường các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thực hiện công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, theo các văn bản đang có hiệu lực, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp.
Trước đây, tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Nghị định 102/2017/NĐ-CP) có quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp sẽ do các bên thoả thuận và chỉ phải công chứng trong trường hợp pháp luật yêu cầu.
Tuy nhiên, đến Nghị định 102 năm 2017, Chính phủ đã không còn quy định này nữa mà chỉ có yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất… tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở và điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai, Điều 54 Luật Công chứng.
Đồng nghĩa, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp ô tô
Như phân tích ở trên, không phải mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng ngoại trừ tài sản là bất động sản, nhà ở. Nhưng nếu các bên thoả thuận công chứng thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục này như sau:
Cơ quan thực hiện
Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.
Chuẩn bị hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng có ghi rõ yêu cầu, thông tin của người yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản.
- Dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản.
- Giấy tờ tuỳ thân của bên thế chấp và ngân hàng (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân…
- Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ, Đăng ký xe… (bản sao).
- Giấy tờ khác (nếu có).
Thời gian giải quyết
Cũng như các loại hợp đồng khác, khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, thời gian xử lý, giải quyết là không quá 02 ngày làm việc, nếu phức tạp thì kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Phí, lệ phí cần nộp
Khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, người thế chấp phải chịu phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản và thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng quy định nhưng không cao hơn mức trần của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra.
Quy định pháp luật về thế chấp ô tô
Về chứng minh quyền sở hữu xe
Xe ô tô là tài sản cần đăng ký quyền sở hữu. Do vậy bạn có thể chỉ cần giấy chứng nhận quyền sở hữu xe để xác định chủ sở hữu xe. Trường hợp xe đã chuyển nhượng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục đăng ký sang tên thì có thể yêu cầu cung cấp hợp đồng chuyển nhượng xe.
Về hình thức hợp đồng thế chấp
Theo quy định thì việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Đối với việc thế chấp ô tô thì pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng. Các bên có thể công chứng nếu có yêu cầu.
Về đăng ký giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm được đăng ký trong trường hợp các bên có yêu cầu hoặc bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
Các bước thực hiện thế chấp ô tô
Bước 1: Các bên ký kết hợp đồng thế chấp phương tiện cơ giới. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thế chấp đối với các tài sản này không phải công chứng, chứng thực để có hiệu lực pháp luật; do đó các bên có thể tùy theo nhu cầu của mình mà có thể ký kết có công chứng hoặc không có công chứng.
Bước 2: Tùy theo thỏa thuận của các bên, bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp đăng ký hợp đổng thế chấp với Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm..
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu;
- Đơn đăng ký phải mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới. Mỗi một số khung của phương tiện giao thông cơ giới được kê khai tương ứng với một ô số thứ tự trên Đơn yêu cầu đăng ký. Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #…) thì người yêu cẩu đăng ký mô tả đẩy đủ số khung (số, chữ và ký tự đặc biệt) tại trường “Mô tả tài sản” trên đơn yêu cầu đăng ký;
- Hợp đồng thế chấp trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyển; và
- Giấy tờ chứng minh trong trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm từ Trung tầm đăng ký giao dịch bảo đảm. Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giải quyết hổ sơ đăng ký trong ngày nhận hổ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
- Tự nguyện cai nghiện có bị phạt vi phạm hành chính vì sử dụng trái phép chất ma túy?
- Hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Thế chấp ô tô có phải công chứng?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.
Muốn thế chấp ô tô tại ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có quốc tịch Việt Nam.
– Độ tuổi từ 18 và không quá 65 tuổi tại thời điểm tất toán.
– Mục đích vay thế chấp hợp pháp và phù hợp với quy định của Ngân hàng trong từng thời kì.
– Có ô tô tại khu vực Hà Nội, TPHCM hoặc các tỉnh có chi nhánh của Ngân Hàng muốn vay.
– Ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng ≤ 7 năm kể từ ngày đăng ký lần đầu.
– Có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.
– Tại thời điểm vay vốn không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
– Thời hạn hiệu lực của chứng minh thư là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Chỉ yêu cầu cung cấp sổ KT3 nếu khách hàng không có HKTT cùng tỉnh/TP với Ngân Hàng có địa điểm kinh doanh.
– Ô tô thế chấp không quá 7 năm tính từ lần đăng ký đầu tiên.
– Vay thế chấp ô tô bắt buộc cả vợ và chồng đều ký (Nếu đã kết hôn rồi)
– Người bảo lãnh trả nợ hoặc người đồng vay phải là người thân có quan hệ với khách hàng: Bố, mẹ, anh, chị với khách hàng hoặc là con ruột của khách hàng.
– Tối đa 2 người đồng vay (Bao gồm vợ/chồng của người đồng vay)
– Tối đa 2 người bảo lãnh trả nợ (Cả vợ/chồng của người bảo lãnh trả nợ)
– Người sở hữu ô tô thế chấp hoặc vợ/chồng của khách hàng thỏa mãn điều kiện.
– Nếu lấy nguồn thu từ hộ kinh doanh thì yêu cầu phải chứng minh được hộ kinh doanh đã hoạt động được từ 12 tháng và chủ hộ kinh doanh phải từ 25 tuổi trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ.