Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hằng năm Bộ đội biên phòng tại các khu vực biên giới Tây Nam bắt được hàng trăm tấn thuốc lá buôn lậu giá rẻ từ phía biên giới Campuchia. Trong số các loại thuốc lá mà người dân buôn lậu chiếm đa số là loại thuốc lá điếu với tên các thương hiệu như Jet; Hero. Vậy theo quy định của pháp luật thì thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm? Hành vi buôn thuốc lá điếu lậu có phải đi tù hay không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Phòng chống tác hại thuốc lá 2012
Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
– Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hoá nhập lậu như sau:
– Hàng hóa nhập lậu gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng như sau: Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.
Và theo quy định của Luật Đầu tư 2020 quy định tại Phụ lục IV mục 47 về mặt hàng kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá là danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tức nếu muốn kinh doanh buôn bán tại Việt Nam với mặt hàng thuốc lá thì bạn phải đáp ứng những điều kiện nhất định; nếu không đáp ứng điều kiện trên thì nó là hàng cấm.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự quy định tại các Điều 190; và Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định thuốc lá điều nhập lậu là hàng cấm.
Chính vì quy định trên ta suy ra được thuốc lá điều nhập lậu là hàng cấm. Tuy nhiên trên thực tế do pháp luật chưa có sự quy định rõ rằng nên việc xác định thuốc lá điều nhập lậu là hàng cấm vẫn còn rất nhiều tranh cải gây gắt.
Buôn bán thuốc lá điếu lậu có ở tù hay không?
Tuỳ vào tính chất của hành vi phạm tội, buôn bán thuốc lá điếu lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;
– Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
- Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đối với hành vi sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước hàng năm vượt sản lượng được phép sản xuất, mức phạt tiền như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
+ Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
+ Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
– Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
+ Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;