Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay vấn đề đặt máy chủ được quy định ra sao? Tôi muốn mở một trang website cho công ty của tôi. Công ty của tôi là công ty du lịch phục vụ cả trong nội địa lẫn quốc tế. Tôi được tư vấn nên để máy chủ ở Mỹ. Không biết như vậy thì có được phép không? Quy định về đặt máy chủ tại Việt Nam như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam
Nội dung này được quy định tại Điều 26 của Luật. Theo đó thì Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.”
Thực tế đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia…”
Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cả hai ông lớn Google và Facebook đều sẽ phải dịch chuyển đám mây điện toán về và đặt Datacenter tại Việt Nam, nơi đang lưu trữ các dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam khi bộ luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực. Hiện nay các dữ liệu này đang được lưu trữ tại Datacenter Hồng Kông và Singapore.
Quy định về đặt máy chủ tại Việt Nam như thế nào?
Các doanh nghiệp có công ty mẹ tại nước ngoài còn phải đặt Datacenter và Server của mình tại Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh thì không có lý do gì các doanh nghiệp trong nước tránh khỏi sự ảnh hưởng của bộ luật này (Trừ khi doanh nghiệp đó không hề nhắm tới các khách hàng mang quốc tịch Việt Nam?!).
Vì thế nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng dịch vụ Cloud Server của nhà cung cấp nước ngoài, hãy nhanh chóng chuyển đổi sử dụng các nhà cung cấp Cloud server trong nước ngay từ hôm nay để nắm thế chủ động và sớm ổn định hoạt động cho “đám mây” mới của mình.
Các doanh nghiệp có công ty mẹ tại nước ngoài còn phải đặt Datacenter và Server của mình tại Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh thì không có lý do gì các doanh nghiệp trong nước tránh khỏi sự ảnh hưởng của bộ luật này (Trừ khi doanh nghiệp đó không hề nhắm tới các khách hàng mang quốc tịch Việt Nam?!).
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng dịch vụ Cloud Server của nhà cung cấp nước ngoài, hãy nhanh chóng chuyển đổi sử dụng các nhà cung cấp Cloud server trong nước ngay từ hôm nay để nắm thế chủ động và sớm ổn định hoạt động cho “đám mây” mới của mình.
Bỏ quy định về đặt máy chủ ở Việt Nam nên hay không?
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội cho biết, theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng mạng viễn thông, internet xuyên quốc gia vào Việt Nam vi phạm pháp luật, nhất là tuyên truyền chống Nhà nước, kích động chống đối, phá hoại an ninh, gây rối trật tự công cộng… thì bắt buộc một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam là cần thiết.
Tuy nhiên, qua tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã lược bỏ quy định “đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam” và chỉnh lý theo hướng “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản, Khoản 4, Điều 27”.
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng bao gồm những ai?
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng thế nào?
1. Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng.
2. Nhà nước có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
3. Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, khủng bố mạng, tấn công mạng, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ đe dọa an ninh mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng được thực hiện theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng bằng cách nào?
1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.
4. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.
5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Nội dung tập sự của giáo viên trung học phổ thông bao gồm những gì?
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về đặt máy chủ tại Việt Nam như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc cấp phép bay flycam; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; mẫu đơn xin trích lục hộ khẩu gốc của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và nâng cao khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá, kiểm định thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng.
Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
a) Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia;
b) Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
d) Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.