Khi tham gia vào giao thông, ắt hẳn những tài xế đã gặp những trường hợp nhường đường cho xe ưu tiên. Vậy thứ tự các xe đi như the nào la đúng quy tắc giao thông? Mức xử phạt đối với hành vi vượt xe không đúng quy định ra sao? Không nhường đường cho xe cứu thương mức phạt sẽ như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thứ tự các xe đi như the nào la đúng quy tắc giao thông?
Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những xe sau đây được xác định thuộc nhóm các loại xe ưu tiên khi tham gia giao thông, nghĩa là được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự như sau:
Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
Ngoài ra, các chủ xe điều khiển phương tiện cần tham khảo thêm về vấn đề nhường đường tại nơi đường giao nhau để đảm bảo thứ tự các xe đi theo đúng quy tắc giao thông. Cụ thể, Điều 24 và Điều 25 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Có thể thấy rằng, khi tham gia giao thông tại Việt Nam, người điều khiển phương tiện nên ghi nhớ câu “Nhất sớm Nhì tiên Tam đèn Tứ hướng” để có thể đảm bảo thứ tự các xe đi theo đúng quy tắc giao thông. Đây là quy tắc mà cánh tài xế đúc kết lại và vẫn thường chia sẻ cùng nhau. Theo đó, có thể giải thích ngắn gọn cho quy tắc này như sau:
- Nhất sớm: có nghĩa là thứ tự các xe đi theo đúng quy tắc giao thông khi vào giao lộ sẽ được xác định: Phương tiện có bánh trước của xe đã đi qua làn vạch trắng dành cho người đi bộ có nghĩa là đã đi vào giao lộ và sẽ được ưu tiên đi trước.
- Nhì tiên: Có nghĩa là các xe ưu tiên theo đúng quy định sẽ được nhường đường đi trước theo thứ tự: Xe chữa cháy => Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ => Xe cứu thương => Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh => Đoàn xe tang. Sau những loại phương tiện này mới tính đến các loại xe nằm trên đường ưu tiên theo quy định của Luật Giao thông.
- Tam đèn: Sau khi tuân thủ 2 nguyên tắc phía trên, các chủ phương tiện tiếp tục di chuyển theo đúng tín hiệu đèn giao thông. Có nghĩa là đèn xanh thì xe được phép đi, đèn đỏ thì dừng lại.
- Tứ hướng: Sau khi 3 yếu tố phía trên đã giải quyết xong, thì thứ tự xe đi theo đúng quy tắc sẽ là xe rẽ phải được đi đầu tiên, sau đó là xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ trái.
Mức xử phạt không nhường đường cho xe cứu thương.
Khi có tín hiệu của xe cứu thương hay các loại phương tiện được quyền ưu tiên khác (xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe hộ đê…) người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Thứ nhất, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo điểm h khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
” 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.“
Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, tùy từng trường hợp cụ thể là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Cụ thể, với trường hợp nêu trên, khi xe cứu thương đã phát tín hiệu cho xe ô tô đi trước biết để nhường đường, mà xe ô tô đi trước có đủ điều kiện nhưng cố tình không cho xe cứu thương vượt lên là phạm luật. Hành vi sẽ bị bị xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thứ tự xe nào được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau theo quy định năm 2022?
- Thứ tự xe ưu tiên được quy định cụ thể như sau theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thứ tự các xe đi như thế nào la đúng quy tắc giao thông?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Giấy phép sàn thương mại điện tử, trích lục bản án ly hôn online, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, đổi tên căn cước công dân, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo thương hiệu, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là Có, tước GPLX từ 01 – 03 tháng; tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)
Người tham gia giao thông nên lưu ý, không được phép vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên bởi luật đã quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoặc theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hơn nữa, vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có thể sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.
Đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.