Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay đất về nhà thờ họ được quy định ra sao? Cha mẹ tôi có chừa lại một mảnh đất để xây dựng nhà mồ sau này cho dòng họ. Hiện tại tôi nghe nói có quyết định quy hoạch đất. Trong phần đất quy hoạch có dính một phần đất đó của gia đình tôi. Vậy thì tôi có thể làm đơn yêu cầu được giữ đất hay không? Luật đất đai về nhà thờ quy định như thế nào? Luật đất đai về nhà thờ là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Nhà thờ họ (từ đường) là gì theo quy định của luật?
Nhà thờ họ (từ đường) là một loại nhà đất đặc thù, gắn liền với truyền thống, phong tục tập quán của người dân từ xa xưa. Tuy nhiên, có nhiều câu chuyện không vui xảy ra xung quanh nhà thờ họ. Có dòng họ vào ngày giỗ, ngày lễ hay tuần rằm, mùng một khi muốn vào nhà thờ lại phải phá khóa mới có thể vào trong hay đành bày lễ bên ngoài bái vọng. Khi sự việc trở nên căng thẳng, mâu thuẫn không giải quyết được đã xảy ra những tranh chấp, tình nghĩa anh em họ hàng rạn nứt…
Luật đất đai về nhà thờ quy định như thế nào?
Luật Đất đai năm 2013 đã xác định hai loại đất liên quan đến vấn đề tâm linh, tôn giáo. Trong đó, Điều 159 quy định về đất cơ sở tôn giáo (như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường… của các tôn giáo). Điều 160 quy định về đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Dựa vào nguồn gốc hình thành theo tập quán, do các thành viên của dòng họ cùng tạo lập, sử dụng làm nơi thờ cúng chung, cũng như việc đóng góp của các thành viên trong dòng họ để xây dựng nhà thờ họ, từ đường… Đất và công trình từ đường, nhà thờ họ được xác định là thuộc sở hữu chung của cộng đồng, chính là các dòng họ. Bên cạnh đó thì Khoản 1, Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.:
Khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định đất nhà thờ họ có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo luật định. Hơn thế nữa, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình nhà thờ họ và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mặc dù vậy, chính việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đã xảy ra tranh chấp liên quan đến việc sổ đỏ sẽ đứng tên cá nhân hay tập thể dòng họ? Để có thể giải đáp vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng để tránh những mâu thuẫn không đáng có về đất tín ngưỡng thì cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của những người được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà thờ họ. Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì đất đó sẽ đứng tên người đại diện.
Trường hợp không đi đến thỏa thuận đó thì trên sổ đỏ cũng có thể ghi tên cộng đồng dân cư và địa chỉ sinh hoạt của cộng động dân cư đó. Trong trường hợp này, dòng họ phải họp và cử ra một người đại diện để thực hiện các thủ tục. Để cộng đồng dân cư được đứng tên trên giấy chứng nhận thì ngoài các thủ tục được quy định như ở trên, dòng họ phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc dòng họ đó đang sinh hoạt trên địa bàn của xã. Trường hợp dòng họ muốn để tên một người thì phải có văn bản chấp thuận của dòng họ. Theo đó, dòng họ phải họp và bầu người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận, có văn bản ủy quyền.
Ai được đứng tên sổ đỏ đất nhà thờ họ?
Vì nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, thì cũng không có nghĩa là đất thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân.
Trường hợp không thỏa thuận được cho một người đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư (được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư đó. Chẳng hạn: Dòng họ, Chi họ thuộc thôn…, xã….
Thêm vào đó, Khoản 1 điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định nhà thờ họ được xếp vào nhóm đất tín ngưỡng. Do vậy: “Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Cũng cần lưu ý thêm, nhà thờ được đề cập ở đây là nhà thờ theo tập quán của một dòng họ chứ không phải nhà thờ của tôn giáo. Luật đất đai về nhà thờ còn được quy định thủ tục thế nào?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thờ tự
– Nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện quận thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản. Bộ hồ sơ gồm có:
+ Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu văn bản số 04a/ĐK.
+ Một trong các loại giấy tờ về Quyền sử dụng đất quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 (nếu có).
+ Văn bản cuộc họp dòng họ ủy quyền cho một thành viên để thực hiện thủ tục tại Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đã nộp hồ sơ và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
– Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đối với nhà thờ dòng họ bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định hồ sơ như sau:
“3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó theo quy định của pháp luật về xây dựng. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cùng với hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình.
c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
e) Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.”
Nhà thờ cả dòng họ muốn được cấp sổ đỏ thì phải chuẩn bị những hồ sơ theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật đất đai về nhà thờ quy định như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đất thờ tự (nhà thờ họ, am, miếu, từ đường…) được pháp luật cho phép cá nhân thay mặt đại diện tập thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, cá nhân đứng tên không có quyền phân chia tài sản chung này.
Trong trường hợp, chủ sở hữu tài sản trước khi mất có lập di chúc tài sản phải dùng vào việc thờ cúng thì về nguyên tắc sẽ không phân chia theo quy định tại Điều 645, Bộ luật Dân sự năm 2015.
Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của một dòng họ, cộng đồng chung. Theo quy định của pháp luật Việt Nam về luật dân sự trong khoản 1 điều 211 trong luật dân sự 2015 chỉ rõ:
“Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”