Để đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tổ chức, cá nhân cần nắm vững các quy định về PCCC và tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
Pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy cần phải được đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy. Chứng chỉ này sẽ do cơ quan có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp, có giá trị sử dụng trên cả nước và có thời hạn 5 năm.
Các loại chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
Các loại chứng chỉ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy
- Chứng chỉ tư vấn thẩm định phòng cháy chữa cháy
- Chứng chỉ tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy
- Chứng chỉ tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy
- Chứng chỉ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy
- Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công phòng cháy chữa cháy.
Điều kiện cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
+ Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy sẽ phải trải qua lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy tối thiểu là 06 tháng.
+ Cá nhân để được cấp chứng chỉ tư vấn thẩm định, tư vấn thiết kế, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy thì phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
– Có trình độ đại học liên quan đến phòng cháy chữa cháy hay trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề tư vấn và đã được có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy;
– Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thẩm định, tư vấn thiết kế hay tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế tối thiểu 05 công trình.
+ Cá nhân để được cấp chứng chỉ tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy thì phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
– Có trình độ từ trung cấp trở lên liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc có trình độ thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề tư vấn giám sát và đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy;
– Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tham gia trực tiếp việc thiết kế, thi công hay giám sát thi công, lắp đặt các thiết bị thuộc hệ thống phòng cháy chữa cháy, đã tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về giám sát thi công.
+ Cá nhân để nhận được chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công phòng cháy chữa cháy thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
– Có trình độ từ trung cấp trở lên liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc có trình độ thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề tư vấn giám sát và đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy;
– Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong việc thi công, lắp đặt các thiết bị của hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
Để xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy thì cần thực hiện thủ tục sau đây:
– Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của Pháp luật hiện hành để xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
– Đến nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC tỉnh/thành phố.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý và tính hợp lệ của hồ sơ
– Căn cứu vào giấy hẹn đến nhận chứng chỉ phòng cháy chữa cháy tại trụ sở.
Hồ sơ cần phải chuẩn bị
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy.
– Bản sao chứng thực “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” kèm theo văn bản nghiệm thu về việc phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở cải tạo hoặc xây dựng mới, những phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu về việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy khi hoán cải hoặc đóng mới hoặc bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về việc phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở các phương tiện giao thông cơ giới khác;
– Bản thống kê tất cả những phương tiện phòng cháy chữa cháy và thiết bị phương tiện cứu người đã được trang bị;
– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở;
– Danh sách các cán bộ đã được đào tạo huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
Đối tượng cần cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Những đối tượng cần được chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ pccc bao gồm:
– Những người có chức danh là chỉ huy chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Các cán bộ, đội viên đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, đội dân phòng và đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành;
– Những người làm việc trong những môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hay tiếp xúc thường xuyên với những chất nguy hiểm về cháy, nổ;
– Những người đang làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh các phương tiện về phòng cháy chữa cháy;
– Những đối tượng khác có yêu cầu được đào tạo, tập huấn và huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy.
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư
Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
– Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
– Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng gồm những gì?
- Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy năm 2022?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục khai tử, thành lập công ty cổ phần,mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tra cứu thông tin quy hoạch, luật bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 7 Nghị định quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:
– Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau:
Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
– Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Điều kiện như đối với hộ gia đình;
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
– Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.